Năm nay 2024, nhân dịp kỳ nghỉ lễ mừng độc lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, thường được gọi với cái tên thật gọn là July 4,ba cô con gái nhà tôi, cũng thường được mệnh danh là ba con trăng của nhà họ PHAN (Phan công Thạnh) Đông, Thu và Như Nguyệt. Chị em bọn họ rủ nhau tổ chức một cuộc du ngoạn chung sang đất nước láng giềng CANADA, mục đích là đưa tất cả con cái của bọn họ cùng đi chơi chung với nhau để sang nhìn ngắm, tìm hiểu về các vẻ đẹp, cùng phong cảnh mới lạ tại các thành phố của đất nước láng giềng nầy.
Tổ chức cuộc du hành sang nước Canada láng giềng lần nầy,cũng là dịp để tưởng thưởng cho Ivy (Ái Vy) đứa con gái đầu của Thu Nguyệt mới vừa ra trường, trở thành một Kỹ sư điện toán ( hạng ưu) đồng thời cũng sắp phải đi nhận nhiệm sở trong một thời gian ngắn chỉ vài tuần sau nữa.Đi chơi chung để bé có dịp sinh hoạt cùng với phần lớn những người lớn trong gia đình,đặc biệt là với bọn em của cô ta.Từ nhỏ cho đến bây giờ,vì bận bịu công việc học hành bé chưa có được một dịp nào để sinh hoạt chung cùng với mọi người trong gia đình được đông vui, nhất là với đàn em của cô ta,mà đây cũng là dịp, đúng vào cái khoảng thời gian của buổi giao thời trong cuộc đời,là dấu mốc giữa cái tuổi trẻ học trò và cái tuổi sắp phải làm người lớn. Tổ chức cuộc đi chơi hôm nay gồm hầu hết các em của bé,nó lại tô đậm thêm cho bé một kỹ niệm khó quên, thuộc vào khoảng thời gian chuyển tiếp của bé được tính trong cuộc đời của mình.
Chương trình dự định chỉ là đến thăm hai thành phố tại Bang Québec,một bang tỉnh rộng lớn nhất,mà cũng gồm những nét đặc biệt thuộc vào hạng nhất của đất nước nầy,thứ nhất phải nói tới là vấn đề ngôn ngữ,dân chúng sống tại bang tỉnh nầy đều xử dụng “Pháp ngữ”khác với ngôn ngữ dùng chính thức của quốc gia Canada là “Anh ngữ”.Tuy nhiên,là một bang có diện tích rộng nhất nước,đồng thời ngôn ngữ khác biệt,dưới hình thức giống như là một quốc gia riêng biệt kể cả về diện tích và cả về hình thể. Tuy nhiên,Bang Québec vẫn sinh hoạt chung trong cộng đồng quốc gia, dưới quyền điều hành của chính quyền Liên bang nước Canada (Gia nã Đại).Từ các yếu tố đặc biệt trên cả về hình thái và ngôn ngữ,do vậy nên Bang (tỉnh) Québec đã trở thành một điểm nóng trong ngành du lịch đối với tất cả mọi người có thể nói là trên toàn thế giới.
Với cá nhân tôi có một điều thật vui,là vào cái tuổi cuối cuộc đời đã bước vào giữa của tuần “bát thập”nầy rồi,nhưng tất cả các con, chúng lại sống quay quần bên “mình”. Tổ chức cuộc đi du ngoạn nước láng giềng Canada hôm nay là một ví dụ,và tôi, dĩ nhiên là được cả ba cô con gái cùng mời tháp tùng trong cuộc du hành nầy, để đi cùng với các cháu nội,ngoại.Nếu nói là đầy đủ của một đại gia đình thì chưa được đúng lắm,vì mấy anh con trai,họ đã có tính toán công việc làm riêng trước rồi, nên cuộc đi chơi lần nầy lại thiếu đi hai đứa cháu nội gái là Ánh Minh và Trà My con của Luận+Hằng,bên cạnh đó là hai cô con gái lớn của chị Nguyệt lớn là Nga+ Ngọc, họ cũng đã bố trí đi tham quan một số nước nơi vùng Á Châu, đồng thời nhân tiện đó về Việt Nam để thăm bà con.Đó là tình hình tổng thể,do vậy số người tham dự cuộc tham quan Gia Nã Đại hôm nay chỉ gồm 15 người: với 7 người lớn cùng với 8 đứa cháu nội ngoại,trong đó chỉ có hai đứa cháu nội trai là Lâm và Long con của Lịnh+Lan, tháp tùng cùng ông nội.
Chúng tôi khởi hành từ nhà tại East Harford, CT tức phải đi qua hết vùng lãnh thổ của Tiểu Bang Connecticut, rồi đi xuyên qua phần chiều ngang vùng lãnh thổ thuộc tiểu bang Massachusetts, để đến vùng lãnh thổ mà phải chạy theo chiều dọc của Tiểu Bang nầy “Vermont”, để đến biên giới giữa hai nước Hoa Kỳ và Canada, tại giao điểm nầy là trạm hải quan được tổ chức chung cho cả hai nước, có nhiệm vụ kiểm soát việc xuất nhập cho cả người và cho cả vật phẩm chung của cả hai nước. Nhân viên hải quan phục vụ tại các trạm nầy, họ làm việc thật là “cẩn trọng”, nhưng rất là khoa học,nhờ vậy mà vấn đề giao thông giữa hai dòng xe xui,ngược,kể cả các loại xe tải chở hàng hóa qua lại giữa hai nước không bị ùn tắc.Đó Là cái nhìn từ cặp mắt thường mà tôi thấy và cảm nhận được, lúc xe chúng tôi đã tới nơi dừng lại, để trình giấy tờ thông hành.
Những lần đi chơi tới nước láng giềng nầy trước đây,chúng tôi thường đến Bang (tỉnh) Toronto,đến nơi nầy để được nhìn ngắm,chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thác nước Niagara đổ xuống dòng sông Niagara là ranh giới giữa hai nước, đồng thời cùng thăm vùng thủ đô của Bang (tỉnh) lỵ Ontario,bên cạnh đó có thể ghé thăm vùng Ọttawa là nơi có thủ đô của nước Canada,Thủ đô của nước Canada nằm trong địa phận của Bang (tỉnh) Ottawa sát cạnh bang Ontario,có thành phố Toronto. Thời gian trước đây đã đến nơi nầy nhiều lần,nên lần nghỉ Vacation nầy, các cô con gái nhà tôi họ quyết định phải đến thăm một địa danh mới đó là bang (tỉnh) Québec,một bang (tỉnh) mang nhiều sắc thái đặc biệt hơn mọi tỉnh bang khác nơi xứ sở bắc Mỹ nầy.Cái đặc biệt thứ nhất là toàn bộ dân chúng sống trên vùng lãnh thổ thuộc bang tỉnh Québec đều dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính.(tuy nhiên phần lớn dân tại các thành phố đều dùng song ngữ cả Pháp,lẫn Anh trong giao dịch với khách nước ngoài gồm khách du lịch và cả khách hàng trong việc trao đổi về thương mại, vì vậy việc tiếp xúc với người nước ngoài không bị trở ngại gì cả ).Ngoại trừ người dân sống quanh các vùng ngoại ô hơi xa thành phố thì mới dùng loại ngôn ngữ thuần tiếng Pháp.
Hai anh con rể nhà tôi họ lái xe chạy trên xa lộ phải mất một khoản thời gian, cả hơn 8 tiếng đồng hồ mới tới được thành phố Québec.Chúng tôi khởi hành chuyến đi chơi lần nầy vào ngày 3 tháng 7 năm 2024 vào lúc 9 giờ sáng và đã đến được thành phố Québec lúc 5 giờ chiều cùng ngày.Lúc nầy thời tiết vẫn đang nằm trong độ giữa mùa hè do vậy đã 5 giờ chiều mà mặt trời vẫn còn cao ghê lắm,thông thường theo cách nói của người Á-Đông ta là trời còn rất sớm.Bởi từ cái còn rất sớm,nên chúng tôi phải đến thăm cái thác nước Parc de la Chute (còn được gọi bằng tiếng Anh là: Montmorency) nằm cạnh thành phố Québec.Thác nước là dòng nước bị tách ra tại một đoạn thấp nơi bờ con sông lớn,nằm nơi phần đất cao bên trên và được tách chảy riêng để tạo thành cái thác nước Parc de la Chute, đổ xuống một hồ nước cạn bên dưới với độ dốc đứng sựng ,có chiều cao ước khoảng 30 mét,mà mặt nước được trải rộng tạo thành một mặt bằng, với độ dốc đứng ước chừng cũng từ 30 mét bề ngang,mặt nước tạo thành một tấm thảm màu trắng, bởi sự chuyển động theo chiều dựng đứng đã tạo nên một mặt bằng phẳng lỳ,trắng xóa, trông rất là đẹp mắt.
Chính từ cái chiều cao đứng sựng nầy cùng với dòng nước chảy tỏa rộng ra,tạo nên bề dày của làn nước,để ta có thể hình dung như một tấm thảm màu trắng được trải rộng theo chiều đứng,mà dòng nước được chảy liên tục không đứt quản, đổ xuống mặt hồ cạn bên dưới để thoát ra bên ngoài.Cái quan cảnh ấy ,có thể tạo ra vừa từ sự cấu tạo tự nhiên,mà cũng vừa do bàn tay khéo léo của con người phụ giúp vào, đã tạo nên cái vẻ đẹp đối với ngọn nước thác nơi nầy,làm cuốn hút thị giác của người xem lúc mà du khách đứng ngược chiều để nhìn ngọn nước thác, từ trên cao đổ xuống làm cho không bao giờ thấy chán,hình ảnh đó là do bởi từ sự tưởng tượng mà hình dung ra một tấm thảm trắng xóa bằng nước,bởi dòng nước nhịp nhàng đổ xuống đều đặn nhưng với một cường độ khá nhanh,đồng thời bởi dòng nước được trải rộng trên một mặt bằng mà theo chiều đứng liền nhau của vách núi, tạo nên bề dày của dòng nước thật mỏng, do vậy, ta có thể hình dung đó như là một tấm thảm.Hình ảnh ấy đã khêu gợi,cuốn hút được tính hiếu kỳ của mọi khách tham quan.
Bên cạnh đó, hãng du lịch đã tạo thêm một cảnh trí khá đặc biệt nữa,đã cho xây dựng một cầu thang mà vật liệu toàn bằng sắt,gồm nhiều đoạn dài gảy khúc nhưng liền nhau dựa sát vào mặt vách núi,với chiều rộng của cầu thang chỉ vừa đủ cho hai người cùng sóng vai. Đoạn đường cầu thang được xây dựng theo mô hình gãy khúc như vậy, bắt đầu từ chân núi lên cho đến tận đỉnh ,mà điểm khởi đầu là tại mặt đất bằng từ bờ hồ nước cạn bên dưới, để tiếp tục cao dần,cao dần cho đến tận đỉnh. Đó là tất cả quan cảnh tại thác nước Parc de la Chute,một thắng cảnh tự nhiên đã tô điểm thêm vào cảnh trí của thành phố Québec nầy.
Chúng tôi chơi tại nơi nầy cũng khá lâu,bởi phải tận dụng hết thời gian còn lại của buổi chiều đầu tiên vừa đến nơi nầy,tất cả những đứa cháu nội,ngoại của chúng tôi,chúng mạnh chân lắm,chúng đã đi lên hết tất cả các đoạn cầu thang để lên đến tận đỉnh núi.Những người lớn chúng tôi thì thua,chỉ đi lên được một vài đoạn mà thôi, rồi phải tháo lui,để đến ngồi nơi các ghế đá mà chờ các cháu.Xong việc tham quan tại khu thác nầy,thì mặt trời cũng đã vừa xuống khuất sau rặng núi cao mà xa về hướng tây,cũng là lúc chúng tôi phải rời thác nước để trở lại khách sạn nghỉ qua đêm chờ tổ chức cuộc tham quan cho ngày tiếp.
( hình ảnh thác nước Purc de la Chute)
Sang ngày tiếp,hôm nay đúng theo kế hoạch đã dự định,chúng tôi tổ chức cuộc viếng thăm thành phố Québec.Sau bửa điểm tâm buổi sáng ngay tại nhà ăn của khách sạn,là chúng tôi thực hiện ngay cuộc hành trình trong ngày.Hôm nay đúng là ngày lễ July 4 của nước Mỹ.Nhưng tại thành phố Québec nầy cũng đang tổ chức một lễ hội có tên gọi là Festival mùa hè thường niên của tỉnh bang Québec,được tổ chức tại khu công viên mà chúng tôi đang có mặt.Sau khi rời khách sạn,băng qua vài lốc đường chúng tôi đi vào một khu công viên có diện tích rất rộng,nhưng bề mặt hơi nghiêng thoai thoải từ một chốp đồi đá trải dần xuống.Hiện tại trên bề mặt công viên hôm nay,có rất nhiều nhóm người đang dàn dựng cảnh trí để tổ chức biểu diễn nhiều bộ môn phục vụ cho lễ hội Festival trong những ngày tiếp sau.Bên cạnh đó song hành với các nhóm người đang dàng dựng những cảnh trí dùng biểu diễn trong dịp lễ, cũng lại có nhiều nhóm đang trình diễn văn nghệ ca hát,hay biểu diễn các trò ảo thuật để giúp vui,qui tụ thành nhiều nhóm khách du lịch đã đến tham quan tại công viên vào lúc nầy.Toàn người thuộc gia đình chúng tôi, cũng là một trong số khách có mặt đã tham gia một lúc để xem các trò chơi được biểu diễn tại nơi đây. Sau thời gian ngắn xem trình diễn văn nghệ,chúng tôi còn đi xem quanh để nhìn ngắm quan cảnh tại nơi nầy một lúc nữa,và tiếp theo chúng tôi lần lượt đi ngang qua vài khu công viên nhỏ kế cận,để đến một khu công viên rộng mà rất đẹp, trước đây (theo lời bạt trên áp phích) nơi đây là khu pháo đài quân sự “Citadelle of Québec.,được quân đội xây dựng để chống lại sự xâm lăng của người Mỹ sau cuộc chiến giành độc lập của họ với đế quốc Anh vào các năm 1760 -1767.
Hiện tại khu pháo đài nầy đã được cải tạo để trở thành một công viên thật đẹp,được lưu giữ mà đồng thời cũng dùng để trưng bày thật nhiều các loại vũ khí dùng trong chiến tranh thời xa xưa,đó là loại súng thần công có cả loại đạn dùng để bắn của loại súng nầy,được đúc bằng sắt.Quanh vòng ngoài của khu pháo đài người ta đã trưng bày,cũng có nghĩa là dùng để trang trí với trên 20 khẩu súng thần công như vậy,được sơn toàn là màu đen bóng loáng.Vì là địa thế quân sự rất hiểm yếu của ngày xưa,nên ngày nay các nhà quân sự cũng thường dùng vị trí nầy để luyện tập binh sĩ vào một đôi lúc cần .Dạo quanh để xem xét tại khu pháo đài quân sự nầy một lúc,tương đối đã khá đủ.Và rồi chúng tôi lại đi dần xuống con đường lớn nơi bờ sông Saint Lawrence.
Đây là hình ảnh khu pháo đài cổ kính tại thành phố Québec.
(Khu pháo đài cổ của Québec)
Thành phố Québec,được xây dựng trên các ngọn đồi nối liền nhau chập chùng,vì vậy đường đi phải vượt qua nhiều dương dốc nên rất khó đi.Có thể vì địa thế như vậy nên ít du khách nào thực hiện được ước muốn là làm một chuyến đi bộ quanh thành phố để chiêm ngưỡng hết cái vẻ đẹp của phố xá tại nơi nầy được.
Khi bà con chúng tôi đi đến con đường lớn nơi bờ sông,trước mắt đã nhìn thấy một chiếc tàu thủy rất lớn của Hải quân Hoa Kỳ đang đậu sát tại một đoạn nơi gần sát bờ sông . Loại tàu nầy có tên gọi thuộc loại tàu gì của binh chủng hải quân thì tôi chịu không rõ,chỉ biết đó là một chiếc tàu lớn thuộc quyền sở hữu của Hải quân Hoa Kỳ đang hoạt dộng tại vùng Bắc Mỹ,và đang có mặt trên vùng lãnh thổ Canada.Các binh sĩ hải quân phục vụ nơi con tàu nầy,họ được phép lên bờ để dạo chơi tại thành phố rất là đông,chú ý một chút,thì ta mới nhận thấy mỗi tốp đi lên bờ phải luôn là một tổ 3 người,đặc biệt quân phục đều đồng loạt là bộ đồ lễ màu trắng của binh chủng,cùng với chiếc cát kết trắng là màu giành riêng cho Hải quân, luôn được đội trên đầu.Bộ lễ phục nầy lính hải quân cũng được sử dụng trong các trường hợp nghỉ phép,tuyệt đối lính lên bờ không dùng loại quân phục màu lam,loại quân phục dùng làm việc thường ngày trên tàu.Một điều đáng chú ý khác nữa,là lúc đã đến đứng nơi con đường lớn bờ sông,khi ngước mặt nhìn lên thì nhận ra khu quân sự mới vừa đến thăm,khu quân sự được xây dựng trên chốt một hòn núi thật cao,đang nằm ngay bên trên đầu mình.Đây là một địa thế thật tuyệt vời dùng trong việc phòng thủ, mà các nhà quân sự ngày trước cũng đã nhìn ra và đã chọn để tổ chức thành một đồn bót phòng thủ để chống kẻ thù có thể là rất hữu hiệu.
Để giúp du khách được nhìn ngắm một cách tổng quát phạm vi thành phố nầy,hãng du lịch tại thành phố đã có tổ chức một đoàn xe Bus dùng vào việc đưa rước du khách,tạo điều kiện thuận lợi cho mọi du khách có thể nhìn ngắm một cách tổng quát cảnh trí toàn thành phố, để du khách có được cái nhìn tổng thể về cách bài trí nhà cửa tại thành phố nầy,đồng thời với những địa điểm có cảnh trí xuất sắc tại thành phố, mà ai ai cũng ao ước muốn nhìn,nhưng nếu đi bộ thì sẽ không thể đi được hết để thỏa mãn sự ước muốn nhìn ngắm ấy,vì đường phố quá nhiều dương,dốc.Nhóm chúng tôi tuy cũng đã có sự ước ao là làm một chuyến vận hành bằng cách đi bộ, để được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của thành phố một cách kỹ lưỡng hơn,tuy nhiên cái trở ngại là đường đi hầu như toàn là dốc cao, vì vậy việc dự trù đi bộ để ngắm thành phố cũng lại bất kham,cuối cùng cũng như phần đông những nhóm du lịch khác tại đây,bởi không thể lên dương xuống dốc liên tục trên tất cả các con đường tại khu phố nầy được.Các đường phố tại thành phố nầy được mở ra theo mô hình xây dựng nhà cửa để tạo thành các khu phố,mà hầu hết nhà cửa tại thành phố Québec đều được xây dựng trên các triền núi thoai thoải cao và ngay cả trên chót núi, do vậy mà đường phố phần lớn là phải lên dương xuống dốc,đó là một trở ngại lớn cho việc đi bộ mà du khách ước muốn,nhưng rất khó mà thực hiện được .
Để muốn quan sát được một cách tổng thể thành phố nầy,cuối cùng chúng tôi cũng phải thực hiện kế hoạch là lên xe bus cho chúng chạy vòng mà ngắm tổng quát thành phố, để làm kết quả cho chuyến tham quan lần nầy.Thành phố Québec có thật nhiều điểm đẹp nổi tiếng cần nên đến, theo như cách hệ thống của các tổ chức du lịch.Nhưng xe bus chỉ đưa du khách đến và đi chỉ trên 10 trạm để nhìn ngắm một cách khái quát thành phố mà thôi.Loại xe bus có hai tầng,tầng trên lộ thiên ưu tiên dùng cho du khách muốn ngắm một cách tổng thể toàn cảnh thành phố.Tầng dưới thì du khách phải nhìn xuyên qua cửa sổ của xe mà ngắm nhà cửa phố xá.Dĩ nhiên là nhìn một cách tổng quát thôi,vì phải dùng xe,không đi bộ được nên đành phải nhận cái kết quả tương đối ấy.Muốn quan sát được thật kỹ vẻ đẹp của thành phố Québec và đến được tất cả các điểm cần đến,thì du khách phải có rất nhiều thời gian,như vậy phải ở lại đây nhiều ngày mới thực hiện được cái ước muốn ấy.
Một điểu mà tôi đã nhìn thấy,tất cả nhà cửa tại thành phố nầy cũng như tại các thành phố khác trên đất nước Canada mà tôi đã có dịp đến, lớp ngoài nơi các bờ tường nhà, tức bề mặt tiếp xúc với mưa nắng của thiên nhiên,đều được xây toàn bằng một lớp gạch thật chắc,đây là cái khác biệt với nhà cửa ở bên nước Mỹ.Nhà tại Mỹ cũng tại vùng bắc mỹ nầy,nhà cửa được xây dựng có thể vào lúc mà lớp người đầu tiên đến, người ta làm lớp che bên ngoài các bức tường bằng một lớp ngói được xẻ ra thành từng tấm nhỏ bằng gỗ ,giống nguyên một viên ngói mặt bằng,cũng có bề dày gần như vậy,dùng để lợp chồng lên nhau theo chiều đứng của bờ tường thật kỹ bên ngoài, dùng chống mưa nắng cũng như chống lại tuyết rơi.Một khoảng thời gian về sau,không rõ vào lúc nào,khi mà ngành khoa học về chế biên kim loại được áp dụng, ngành xây dựng lại dùng một loại thiết đúc thành từng tấm dài,mà chiều ngang chỉ chừng khoảng 2 tấc,dùng lợp thay loại ngói bằng gỗ.Hiện nay,tại Mỹ phần lớn người ta đóng lớp bên ngoài ( siding) nơi các bức tường bằng một loại nhựa (Plactic) từng tấm dài chừng 3 mét và rộng chừng 1 dm 5,rất gọn và rất nhẹ, lợp chồng lên nhau để chống với mưa nắng mà trông rất đẹp mắt.Nhà tại vùng bắc mỹ Canada,chỉ thực hiện lớp da tường bên ngoài bằng một lớp gạch và như vậy chỉ xây thật kỹ một lần,nên khỏi phải thay đổi ,tuy nhiên,xây tường bằng một lớp gạch thật chắc bên ngoài,ắt phải có một dụng ý hữu ích nào khác nữa chăng ? ,mà chúng ta không rõ,bởi khu vực nầy là vùng cực lạnh của trái đất tận cùng nơi bắc bán cầu.Tham quan nơi thành phố Québec chỉ trong một ngày,vì vậy mà tôi chỉ có được cái nhìn tương đối về cảnh trí nơi thành phố nầy, mà như tôi đã ghi lại bên trên.
Theo dự tính, gia đình chúng tôi sẽ đến thành phố Montreal vào cuối ngày hôm nay,và chúng tôi đã thực hiện đúng theo lịch trình dự liệu.Dùng phương tiện bằng xe Bus để khám phá toàn cảnh thành phố Québec,gần hết cả buổi chiều của ngày hôm nay,tuy nhiên nhìn bằng mắt thường qua cửa xe bus lúc xe tiếp tục chạy,nên chỉ cảm nhận được một cách tổng quát về hình thái các khu phố của thành phố nầy mà thôi.Vào lúc 5 giờ chiều của ngày nầy là chúng tôi chấm dứt cuộc tham quan tại thành phố Québec, để di chuyển sang thành phố Montreal.Không biết một cách chính xác về chiều dài con đường đi nối giữa hai thành phố nầy là bao nhiêu,vì quên nhìn bản báo hiệu từ Sateline trên xe,nhưng thời gian cần đến thành phố Montreal,thì xe phải chạy mất cả hơn 2 tiếng đồng hồ.
Lúc xe chạy,ngồi trong xe mà dùng mắt để nhìn ra bên ngoài quan sát cảnh trí hai bên đường,cái ghi nhận đầu tiên về khoảng cách giữa hai thành phố Québec và Montreal,hai thành phố có một khoảng cách khá xa,tuy nhiên,thổ nhưỡng từ mặt đất trên toàn khoảng cách giữa hai thành phố thì thật là bằng, không có núi cao,mà cũng không thấy có nhiều gò đống,do vậy mà con đường gọi là cao tốc chạy ngang qua vùng nầy, lại vừa bằng mà lại vừa thấp, mặt đường chỉ cao hơn mặt đất vài ba tấc mà thôi.Do vậy mà các cánh đồng nằm hai bên con đường cao tốc nầy thì thật bằng phẳng.Có thể thổ nhưỡng xứ nầy tốt lắm,đó là cách đánh giá bởi từ cái nhìn qua màu sắc xanh tươi của các loại cây trồng trên vùng đất đã được đi ngang qua nơi nầy, là một cánh đồng toàn bắp và đậu nành.Những người nông gia tại nơi đây, họ đã gieo trồng chúng vào sau khoảng thời gian mà tuyết đã tan hết, khi đất đã lấy lại được độ ấm, các loại hoa màu bây giờ thì cây đã khá cao.
Ngành nông nghiệp của đất nước được biểu thị bởi “lá phong đỏ” nầy khá đa dạng, nhưng lại được phân bố theo từng vùng khí hậu thích hợp với mỗi giống cây trồng,tạo nên nguồn sản phẩm ngành nông sản nổi bậc cho riêng từng tỉnh bang.Tuy nhiên trên đoạn đường đi từ thành phố Québec đến thành phố Montreal, trên mặt bằng của vùng đất phẳng tắp nầy từ hai bên đường đi, tôi đã nhìn thấy bề mặt vùng thổ nhưỡng tại nơi đây rất là rộng mà thật bằng,và cũng đã nhận thấy được với hai loại cây trồng trên vùng đất nầy, đa phần là bắp, bên cạnh đó là đậu nành rất tốt.Như vậy loại cây lương thực tại vùng nầy,mới chỉ đóng góp một phần nhỏ vào nguồn thực phẩm chung của quốc gia Canada.Tôi chỉ ghi lại những gì nhìn thấy trong chuyến đi lần nầy mà thôi.Còn về toàn cảnh sản phẩm nông nghiệp của quốc gia Canada muôn nói cho thật đúng thì phải đọc và tìm hiểu kỹ hơn,vì trên phương diện chung mà chúng ta biết về quốc gia Canada, đó là một nước có nguồn lương thực thật phong phú và đa dạng,được xếp vào hàng các nước giàu nhất trên thế giới.
Thành phố Montreal nằm về phía tây nam của thành phố Québec,cách thủ phủ của bang tỉnh Québec khoảng 200km,và cách thủ đô của Canada tại Ottawa 150km về phía đông. (Canada khác Mỹ dùng đơn vị thập phân (Km) để đo chiều dài mà không dùng đơn vị Mill như Mỹ)
Ngày đầu tiên đã đến thành phố Montreal là ngày 5 tháng 7 năm 2024.Các con của chúng tôi họ muốn dùng xe để đưa toàn thể thành viên trong gia đình đi tham quan một số nơi nổi tiếng tại vùng nầy.Trước tiên chúng tôi đến thăm nhà thờ lớn Notre-Dam Basilica,tức nhà thờ Đức Bà của thành phố Montreal,nơi đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng vào bậc nhất của thành phố. Đây là ngôi nhà thờ lớn nhất mà tôi mới nhìn thấy lần đầu từ trước đến nay.Không biết trên thế giới ngôi thánh đường nầy được xếp vào hàng thứ mấy trong những thánh đường thuộc tôn giáo Ky-tô,bởi vì tôi cũng chưa có dịp đến thăm các ngôi thánh đường đồ sộ như vậy lần nào,thành ra dưới cái nhìn của một người không phải là tín đồ Ky-tô,tôi thấy ngôi thánh đường nầy đồ sộ quá so với bề dày lịch sử của người dân Canada.
Quan sát các phần được xây dựng bên ngoài,và rồi mới vào thăm bên trong ngôi thánh đường. Để được biết một số nét về sự hình thành ngôi thánh đường đồ sộ nầy,tôi đã phải đọc qua một số bài viết đang được trình bày tại một vài số khung tin tức, đã được niêm yết tại một số các bảng tin bài trí trên các bức tường,dùng cho du khách tham khảo trước để biết được một cách tổng thể,về lịch sử qua công việc xây dựng để hình thành nên ngôi thánh đường nầy.Ngôi Thánh đường được xây dựng vào thời kỳ mà đất nước Canada chưa hoàn toàn được độc lập như ngày nay,có nghĩa là còn đang phải lệ thuộc vào mẫu quốc Anh,mà tôi đã được nghe kể (chỉ nghe thôi) việc xây dựng ngôi thánh đường nầy đang phải chịu ảnh hưởng bởi từ Hoàng tộc của mẫu quốc Anh, đó là cách nghe kể theo sự hiểu biết của những người bình thường.
Theo tài liệu từ một số bài viết đã được đọc,ngôi Thánh đường Đức Bà (Notre-Dam Basilica) được khởi công xây dựng từ năm 1870,như vậy cách nay đã hơn cả 154 năm, và được chia làm hai giai đoạn,giai đoạn đầu từ năm 1870 đến năm 1878,vì thiếu kinh phí nên giai đoạn nầy chỉ có được 4 cột chống được dựng mà thôi,và phải đợi cho mãi đến năm 1886 mới tái khởi công giai đoạn thứ hai,và vào giai đoạn nầy thì các mái vòm mới được xây dựng mà mãi cho đến năm 1894 thì công việc xây dựng ngôi Thánh đường mới được hoàn thành,tất cả công trình xây dựng ngôi thánh đường nầy phải tiêu tốn hết 1.000.000 đô la vào thời điểm mà giá trị đồng tiền thật là cao vào lúc bấy giờ.
Ngôi Thánh đường được lấy cảm hứng từ lối kiến trúc Gothic trong thời kỳ phục hưng và sau vương cung thánh đường Peter nổi tiếng tại Rome.Người ta nói là dân chúng Montreal họ rất hãnh diện mà tự hào, khi họ đã xây dựng được ngôi Thánh đường Đức Bà, đó là một bản sao đúng theo Thánh Đường Peter của Rome tại Bắc Mỹ
(Hình ảnh bên trong ngôi Thánh Đường)
Ngôi Thánh Đường Đức Bà (Notre –Dam Basilica) được xây dựng trên một khu đất rất rộng mà cũng nằm trên một ngọn đồi.Ngoài việc tham quan phần bên ngoài, lẫn cả bên trong ngôi Thánh Đường,du khách còn được dạo chơi và ngắm cảnh quanh sân.Sân khu Thánh đường rất rộng được trưng bày một số hình ảnh là các pho tượng đúc bằng đồng,mô tả cảnh cộng đồng người nhập cư rất nghèo khó vào lúc mà người từ Châu Âu mới vừa đến xứ nầy để tìm đất sống.Đây là cộng đồng loài người cổ có thể nói là Thủy tổ của dân chúng Canada hiện tại. Với chiều cao từ sân của ngôi Thánh Đường,chúng ta có thể nhìn được một cách bao quát toàn cảnh hình ảnh phố xá của thành phố Montreal.
Với con mắt thường của một người không có nhiều kiến thức về thẩm mỹ,tôi chỉ quan sát được một số nét đại cương về hình ảnh từ nơi ngôi Thánh đường đã giúp tạo nên.Ghi lại một số nét chính để cũng giúp cho những người có dịp đọc bài nầy,mà muốn tìm hiểu về xứ sở Canada,có được một số nét cơ bản làm nền cho sự tìm hiểu về xứ sở nơi vùng đất cực bắc nầy.
Tham quan tại khu Thánh đường nhà thờ Đức Bà thành phố Montreal với một thời gian tương đối khá lâu,vì cái mới lạ đối với những người mới đến nơi nầy lần đầu như tôi,đã bị cuốn hút bởi cái to lớn,hùng vĩ cùng những vật trang trí thật đẹp mắt bên trong của Ngôi Thánh Đường .
Xong phần tham quan tại nơi nầy,chúng tôi đến thăm các khu công viên là các vườn hoa và vườn rau được xây dựng cùng sự chăm bón bởi các cộng đồng dân chúng đang sống tại thành phố nầy .Được ghi một cách khá rõ ràng trên tấm biển nơi lối cổng ra vào của hai khu vườn gần kề nhau:Một là của cộng đồng người Hoa và một khu khác nữa là của người Nhật.Hai khu vườn nầy được gọi với một tên chung là “Vườn Bách thảo Montreal”.
Vườn bách thảo tại Montreal,đây là một khu công viên rộng lớn,nhưng không biết được diện tích của nó là bao nhiêu ? nếu không nhìn thật kỹ các bản yết thị trình bày về tính chất của khu vườn .Tuy nhiên,khi đã bước vào dạo và ngắm khu công viên nầy rồi, thì ta sẽ cảm nhận được nơi đây là một khoảng không gian xanh,mát và yên bình nhất.Bên trong có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật được tạo từ các loại cây cỏ thiên nhiên do bởi từ bàn tay con người,thành những bức hình nghệ thuật “sống”.Trên bề mặt của mỗi khu công viên,được chia ra làm nhiều khu vườn nhỏ mà được trồng mỗi loại cây riêng biệt.Bên cạnh đó,ta đếm thử thì có khoảng 10 khu nhà kính được dàng dựng từ mỗi khu vườn, bên trong được dùng để trưng bày với nhiều ngàn loài thực vật khác nhau,thuộc nhiều châu lục trên thế giới đã được đem về.Nhưng phần lớn có thể ước đoán là các loại cây cỏ,rau quả của người Hoa tại xứ sở Trung Hoa,gồm nhiều loại hoa cùng thảo dược,bên cạnh đó là các loại rau củ sinh sống từ cả xứ lạnh và cả xứ nóng của nhiều nước trên thế giới .
2.
Bên cạnh khu vườn của người Hoa là khu công viên do người Nhật tổ chức và chăm sóc.Vào xem tại khu vườn bách thảo của người Nhật tại Montreal ta sẽ cảm nhận được những cái thú vị khác.Khu vườn nầy không trồng nhiều thứ hoa và rau quả như khu vườn người Hoa.Mà người Nhật lại trình bày bằng nhiều loại cây gỗ (lâm sản ) quí hiếm, được bảo tồn tại khu nầy.Bên cạnh đó du khách được thưởng thức nhiều loại trà quí của dân tộc Nhật gọi là “Trà Đạo” mà thường được tổ chức trong suốt cả mùa hè.
.
(Hình ảnh công viên của người Nhật )
Thời gian coi vậy mà qua cũng quá mau,bà con chúng tôi đã tận dụng hết cả buổi trưa để xem cho khắp hết cảnh vật tại hai khu công viên nầy,vừa xong, thì mặt trời của buổi chiều cũng đã xuống quá thấp,còn nhiều nơi đẹp đáng nên xem,nhưng thời gian của ngày đã sắp hết,chúng tôi chỉ còn đủ thời giờ để cho các cháu thăm viện côn trùng Montreal,vì nếu được xem qua một lần từ viện côn trùng nầy,có thể là gián tiếp đã giúp cho các cháu có thêm được một số kiến thức cơ bản về môn học sinh vật tại trường lớp.Bên cạnh đó là các cháu cũng khá ưa thích nên đã đề nghị.
Để thỏa mãn tính hiếu kỳ của các cháu,các cô con gái nhà tôi đã sẵn sàng tạo điều kiện, có nghĩa là, mua vé cho toàn thể các cháu được vào xem,và dĩ nhiên những người lớn của chúng tôi cũng tiếp nối cùng bước chân của các cháu.
Tại đây theo bảng yết tại nơi cửa ra vào đã có tất cả trên 250.000 mẫu côn trùng .Nơi dùng để nuôi dưỡng các loại côn trùng,đó là một khu nhà hầm được xây dựng rất kiên cố,giữ đúng nhiệt độ của khí hậu một cách thích hợp, đúng tiêu chuẩn bảo quản sự sống của các loại côn trùng được nuôi tại khu nầy.
( Viện côn trùng Montreal copy lại từ báo chí,loại bọ cánh cứng)
Người ta đã ghi lại và nói rằng:,khởi thủy khu insectarium thuộc thành phố Montreal chỉ Là một chiến dịch tổ chức để gây quỷ nhỏ cho thành phố,chỉ dựa trên một số côn trùng rất phổ biến trong vườn bách thảo.Nhưng dần dần công việc được mở rộng ra và ngày nay đã lưu giữ được hơn 250.000 mẫu các loại côn trùng và đã trở thành một viện bảo tàn côn trùng lớn nhất tại Bắc Mỹ.
Nơi đây đã nuôi giữ rất nhiều loại côn trùng quý hiếm,từ rất nhỏ cho đến khá lớn về hình thể, được mang về từ khắp nơi trên thế giới.Loại côn trùng lớn ta nhận thấy là những chú bọ ngựa đuôi công.loại bọ ngựa nầy đứng trên hai chân,mà khoe đôi cánh thật đẹp với nhiều màu sắc như đuôi công.Rất nhiều loại bọ cánh cứng đủ màu sắc,có loại lớn dài tới chừng 4,5 cm.Rất nhiều loại bọ que và rất nhiều loài bọ nhện được nhốt riêng trong các lồng kính mà chúng luôn bò trên mặt các tấm kính nơi các lồng.Người ta nuôi các loại bọ nầy bằng những thức ăn riêng cho chúng, được bỏ trên những máng ăn,mà ta nhận thấy có một số thức ăn tươi như dưa,cà chua cùng với một số loại bột các loại ngũ cốc.
Ngoài các đường hầm được xây dựng thật kiên cố mà không khí được giữ ổn định để nuôi các loại côn trùng đã được chỉ dẫn gồm 250.000 mẫu con trùng,được đem về từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Bên trong viện côn trùng ta nhận thấy người ta xây các đường hầm kiên cố là nơi dùng làm chuồng nuôi các loại con trùng loại nhỏ.Ngoài ra vùng không gian bên trên,người ta dùng một loại lưới thật dày mặt bao phủ làm thành như một vòm trời dùng để nuôi các loài bướm.Nhưng các loài bướm được nuôi tại khu vườn nầy hầu như khá nhỏ con,và ít màu sắc sặc sỡ như các loại bướm ở quê tôi ngày mà còn đi học hay lúc chăn bò rúc vào các hố nơi bờ sông Ly Ly để bắt bướm,nhất là “hố Mương”,có thật nhiều loại bướm to con mà màu sắc thật sặc sỡ.Các loại bướm được nuôi trong khu vườn nầy,phần lớn là nhỏ con và không có những màu sắc sặc sỡ như tôi đã thường bắt lúc nhỏ. Trong khi những trẻ con hay một số người lớn vào tham quan viện côn trùng,những người không muốn vào thì ngồi chơi, ăn uống ngoài trời nơi các bàn tròn trong công viên,hoặc đi bộ trong bãi cỏ bên ngoài cổng.
Nằm bên cạnh khu bảo tàn côn trùng insectarium là khu phức hợp Espace pour la vie nằm trong khu công viên Olympic của thành phố Montreal,tại nơi đây người ta trưng bày thật nhiều loại cây cảnh có giá trị, với tuổi đời của chúng rất cao,có nhiều cây hình vóc nhỏ xíu mà đã sống đến trên 200 năm.Một nhà kính thật lớn được trưng bày thật nhiều loại cây và các loại hoa quí hiếm mà người ta đã dày công tìm kiếm mang về từ nhiều nơi trên khắp thế giới để nuôi dưỡng và đồng thời cũng dùng để trưng bày tại khu nhà nầy.
Bên trước cửa viện côn trùng khoảng xa chừng 100 thước là bến xe dùng cho khách, mà có thu phí.Bên cạnh đó có cả ga tàu điện ngầm dọc theo đại lộ Pierre-de-Coubertin nằm về phía đông của Công viên Olympic.
Chúng tôi cho tất cả các cháu xem xong viện côn trùng tại đây,lúc chúng ra khỏi nơi đó,thì trời đã chiều lắm rồi,như vậy chúng tôi phải kết thúc một ngày thăm thành phố Montreal hôm nay, mà trở về khách sạn để nghỉ qua đêm và chuẩn bị cho chương trình ngày mai,tức vào ngày 6 tháng 7 cũng là ngày thứ tư trong chuyến đi chơi lần nầy.
Hôm nay thì các cô con gái của tôi,họ muốn tổ chức một ngày đi bộ để xem coi các khu phố tại thành phố Montreal nầy.Trước tiên là đến xem vài khu phố Tàu,những khu phố nầy khoảng cách giữa hai dãy phố chỉ là một khoảng đường hẹp ,xe không chạy được,chỉ dùng cho việc buôn bán mà thôi,vì vậy nên việc bày bán hàng hóa tại các khu phố Tàu,nó giống nguyên như cách bày bán của người Việt ta tại quê hay nói cho dễ hiểu hơn là tại Sài gòn của Việt Nam.Tiếp tục đi thăm được nhiều khu phố khác nữa,đồng thời cũng đến thăm một số cơ sở tôn giáo ky tô nơi các nhà thờ tuy là những nhà thờ chỉ với quy mô nhỏ,nhưng cũng thật là khang trang đúng phong cách của tôn giáo nầy. Và tiếp tục cuộc hành trình ngày hôm nay,chúng tôi đi qua một số các khu phố mà nơi đó có các cơ quan hành chánh thuộc khu đô thị Montreal.Thì giờ thì luôn chỉ có là vừa phải so với sự ước muốn lại quá nhiều của con người,do vậy cũng chỉ phải lướt qua để cho biết,không khám phá được gì nhiều về cảnh trí nơi các khu phố đã đi qua.Lúc đúng trưa chúng tôi có xem được trò làm xiếc nơi một sân rộng một một đường phố ,mà các nghệ nhân dùng làm nơi thực hiện nghệ thuật của mình.Cuộc sống mà những người đã chọn nghề nầy,có thể là vì sự yêu thích nghề nghiệp,chứ nghiệm ra cuộc sống như vậy cũng khó khăn lắm,lại rất ít có cơ hội làm giàu theo cái nhìn của tôi.Sau khi xem xiếc tại đây,chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình để đi xem thêm một số khu phố nằm trên các đoạn đường mà chúng tôi đi lần trở về khu khách sạn,được ước tính là khi về tới nơi thì ngày cũng sắp hết.
Cái vui nhất trong ngày hôm nay phải nói là tôi,tôi đã đi bộ được suốt cả một ngày mà theo kịp đám cháu của tôi.Nhìn thấy chúng đi có vẻ thong thả lắm,vừa đi mà vừa quay cả người lại chuyện trò,đùa giởn cười nói ríu rít với nhau,nhưng đôi chân vẫn bước lui mà bước thoăn thoắt, hình dung như những đôi chân của các chú chim Chiền Chiện ( Sơn ca) đang nhảy nhốt trên những bệ đất cày khô ngoài đồng ruộng, vào mùa hè ở quê tôi ngày trước.Thế nhưng chúng đi mau lắm,đôi lúc người lớn phải chạy lúp xúp mới theo kịp bọn chúng.Tuổi trẻ chúng có sức mà rất nhanh nhẹn,nhanh cho cả cái đi,và ngay cho cả lúc chúng đứng lại cũng vậy.Theo kịp mấy đứa cháu suốt cả một ngày đi bộ hôm nay,đó cũng là một kỳ tích nên tôi rất mừng.Trong người thấy khỏe,không bị nhứt mỏi như lúc trước đây,trước khi tôi tìm được cách dùng loại rau “Cần Nước” để trị bịnh đau nhứt xương. Cắt chúng vào rửa sạch,xắt nhỏ và xay nhuyễn làm thành nước uống.Phương thuốc nầy tôi biết được nhân một hôm đọc trên google,tìm thấy bài thuốc chỉ cách dùng chất tươi từ loại rau “cần nước” để trị chứng đau nhứt xương của người già,và tôi đã thực hiện trên hai tháng nay,khá lắm! một điều khá hay là không tốn kém đồng nào cả.Rau thì vườn rau nhà tôi tôi đã trồng luống về loại rau nầy,lên tốt u sù,mỗi ngày ra cắt một nạm độ mươi hai cộng có cả lá,đem rửa sạch rồi đem vào xắt nhỏ cho dễ xay. Bỏ vào ly đựng của máy xay sinh tố,rồi đổ sữa tươi vào làm chất lõng mà xay cho thật nhuyễn,xong đem ra uống không cần phải lọc xác gì cả,vì xác của rau đã xay nhuyễn vả lại rau có nhiều chất xơ,có thể giúp cho bộ tiêu hóa làm sạch các mô bợn bên trong vành ruột và bao tử. Nghiệm lại,có thể nhờ uống nước xay loại rau cần nước,nên trong người không bị đau nhức,thấy khỏe đã đi bộ kịp bọn cháu của tôi suốt cả một ngày,nên cũng thấy tự hào,là đi kịp bọn cháu,không phải bắt bọn chúng đợi chờ.
Kết thúc cuộc đi bộ ngày hôm nay,tức cũng đã hết ngày thứ ba đã bố trí cho cuộc đi du ngoạn lần nầy.Ngày mai các con tôi dự trù phải đi thăm một khu chợ buôn bán thật nhiều loại nông sản nổi tiếng tại thành phố Montreal,và rồi chúng tôi đã đến đó suốt cả buổi sáng của ngày cuối.Khu chợ nầy rất rộng,sắp xếp thật gọn gàn được chia ra làm nhiều khu.
Khu chợ tại nơi nầy có cái tên thật hấp dẫn,là một địa điểm cuốn hút du khách, ai rồi cũng muốn đến đây để thăm ít ra một lần cho biết, trước khi kết thúc cuộc du ngoạn tại thành phố Montreal. Khu chợ có cái tên là: “MARCHE’ JEAN – TALON”.
.
(Hình ảnh khu chợ Marche’ Jean – TaLon)
Chợ Marche’ jean – Talon được xây dựng trên một khoảnh đất rất rộng có đầy đủ phương tiện cho mọi sinh hoạt của người đi chợ,kể cả du khách đến thăm, đặc biệt là có Garare để xe. Chợ Marche’ Jean - Talon , nơi nầy chính là một khu chợ Farms của thành phố, nơi đây là một thị trường thực phẩm hấp dẫn với rất nhiều loại trái cây,rau, thịt và một số thực phẩm được làm sẵn rất tuyệt vời.Khu chợ được tổ chức thật nhiều quầy hàng bán đồ ăn,đồ uống hấp dẫn lắm, ngoài những dãy gồm nhiều quầy bày bán rau quả tươi để người mua tùy thích lựa chọn,nhờ vậy nên mới gọi đây là khu chợ nông sản,có thật nhiều gian hàng được bày bán đủ các loại nông sản tươi.Nông sản tươi là do những nông gia thu hoạch tại Farms và họ mang thẳng đến giao cho các chủ quầy hàng để bày bán,do vậy mà rất tươi.Vì vậy nên khu chợ nầy được ví như một chợ Farms.Xem coi cho biết,vì chúng tôi cũng không có nhu cầu mua sắm để mang về Mỹ,vì tất cả các mặt hàng tại đây thì tại các chợ Mỹ cũng có đầy đủ,vì vậy mà về mua nơi chỗ mình ở thì tiện hơn.
Đã đến nơi nầy,nên cũng phải làm một việc là nếm qua các thức ăn tại đây cho phải cách,mà cũng đã đúng lúc phải dùng cho bửa trưa.Dùng bửa ăn trưa tại đây,cũng là thời điểm chấm dứt cái thời giờ của chuyến đến tham quan nước láng giềng Canada lần nầy.Đúng với thời gian đã dự định, sau khi xong việc ăn uống là chúng tôi lên xe để trở về lại Mỹ.Đường về thì chúng tôi cũng phải đi lại hướng đi cũ,qua hết phố Montreal,và qua một đoạn đường ngắn nơi vùng ngoại ô của thành phố nầy là hết phần lãnh thổ của xứ Canada, để đến địa phận Tiểu Bang Vermont của nước Mỹ.Chuyến về vào buổi xế ngày hôm nay,việc qua trạm kiểm soát Hải Quan thì khá chậm,bởi lẽ là xe quá đông ,như vậy chúng ta hiểu ra rằng,vào mỗi dịp lễ thì dân chúng Mỹ sang chơi bên Canada rất đông,và mọi người đều cùng về trong cùng giờ,do vậy mà dòng xe cộ bị ối lại rất nhiều, đứng chờ nhân viên Hải quan làm việc phải mất hết cả tiếng đồng hồ sau, thì xe mới qua trạm được để chạy thông.Chúng tôi về đến nhà là trời cũng vừa tối.
Đi chơi lần nầy chỉ mất hết 5 ngày kể cả ngày đi.Với những đứa trẻ là các đứa cháu nội,ngoại của tôi,chúng đi chơi như vậy ,chúng có thu hoạch được những gì không ? ,thực tình thì không ai biết được, những cái chúng đã thu nhận được vào ký ức của chúng.Nhưng với kinh nghiệm bản thân,tôi biết là chúng đã thu nhận được rất nhiều những sự kiện đã xảy ra một khi các sự kiện ấy đã lướt qua mắt chúng,để rồi tự nhiên ký ức lại ghi nhận thật sâu vào trí não của chúng,để cho đến một lúc nào đó,khi chúng bắt gặp lại những sự kiện tương tự xảy ra trong cuộc đời, thì sự ghi nhận của chúng mới xuất hiện trở lại một cách rất rõ nét.Rút ra từ kinh nghiệm bản thân của những người đã bước vào cái độ tuổi “thật thập cổ lai hy”,thì ta mới hiểu ra được việc nầy. Ta thường bắt gặp tại sao người lớn tuổi lại nhớ chuyện trong quá khứ thật nhiều,mà nhớ một cách rất chi li.Đó là sự ghi nhận sự việc lúc trẻ được ẩn sâu trong trí,để bây giờ vào cái tuổi già thì mới hiện ra trở lại.
Với một con người có tính tò mò muốn tìm hiểu như tôi,dĩ nhiên trong chuyến đi chơi lần nầy,tôi cũng có thu hoạch được một ít những sự kiện đã nhìn thấy tại cái xứ sở nằm trên phần chót lục địa của địa cầu, nơi vùng Bắc Cực .Đầu tiên tôi có được cái cảm nhận,là mặt đất tại xứ Canada bằng phẳng hơn mặt đất tại các tiểu bang nằm trên vùng Đông Bắc nước Mỹ.Chứng minh thật rõ là mặt đất thuộc vùng Bang tỉnh Québec vừa rất rộng mà cũng vừa rất bằng,ngoại trừ 2 vùng đồi núi đã được khai phá để xây dựng hai thành phố hai đầu,nó rất khác với lãnh thổ nơi Tiểu Bang Vermont nơi đất Mỹ.Ngay tại cái tiểu bang giáp ranh nầy là Vermont,thì hầu như toàn là núi rừng và rất nhiều dãy núi cao nối nhau trùng điệp. Đường xe chạy dọc suốt chiều dài tại Tiểu bang,hầu như là đi trong rừng mà phải lên dương,xuống dốc,ít lúc được nhìn thấy nhà cửa từ cả hai bên đường .Không những chỉ tại Tiểu Bang Vermont,mà hầu như các tiểu bang thuộc lãnh thổ vùng Đông Bắc nước Mỹ,đều rất giống nhau,nơi nào cũng có nhiều núi cao và rừng rậm,ít có đồng bằng mà thay vào đó là những cụm đồi nối,và nối liên tiếp liền nhau. Cây cối kể cả hai vùng lãnh thổ của hai nước tại vùng Bắc Mỹ nầy rất là tươi tốt,bởi chúng được hưởng đầy đủ nguồn nước,cho dù là nguồn nước được tan ra bởi từ những bãi tuyết về mùa đông mà thấm vào đất.
Thăm viếng nước láng giềng Canada,một đất nước có rất nhiều điều kỳ thú, nhất là các yếu tố để hình thành nên quốc gia Canada (Gia nã Đại) nầy,nên nó rất cuốn hút đối với những người có tính tò mò như tôi,mà muốn biết được nguồn gốc về sự hình thành nên cái quốc gia, được gọi với cái tên “GIA NÃ ĐẠI”thuộc tận cùng vùng lục địa nơi Bắc cực của trái đất.Muốn biết một cách cho được chính xác hơn, chỉ còn một phương pháp là phải tìm đọc nơi sách vở cả về địa lý,và cả về các nghiên cứu nhân chủng học để mới có thể am hiểu được một phần nào, các sự kiện đã hình thành nên quốc gia nầy..Với cái cảm nhận từ cái nhìn thấy qua thị giác của mình,thì nó rất là hời hợt nó chỉ phơn phớt những hình ảnh hiện hữu vừa lướt qua mắt mà thôi., không có được chiều sâu và độ chính xác như những người đã nghiên cứu để viết nên lịch sử .
Dưới đây tôi xin được ghi lại một số sự kiện cơ bản đã biết được khi tra cứu sách vở, qua sự chắc lọc,tôi xin ghi lại một số nét chính ,để có thể giúp cho người nào đó đã có dịp đọc qua bài viết nầy, mà cũng muốn tìm hiểu về cái đất nước Canada,một phần đất tận cùng của trái đất nơi vùng Bắc bán cầu .
ĐẤT NƯỚC CANADA
a) Vị trí địa dư:
Canada hay còn được gọi theo cách phiên âm bằng tiếng Việt ta là “Gia nã Đại”.Một quốc gia có diện tịch rộng được xếp vào hàng thứ hai trên thế giới sau Nga.Canada nằm về cực bắc vùng Bắc Mỹ của Bắc bán cầu.Lãnh thổ Canada được chia ra là mười tỉnh bang và ba vùng lãnh thổ Liên Bang,trải dài từ Đại tây Dương ở phía đông sang giáp với Thái Bình Dương ở phía tây và giáp với Bắc Băng Dương ở phía bắc.Về phía nam Canada giáp liền kề với Hoa Kỳ.Về phía tây bắc Canada giáp với tiểu bang Alaska của Hoa kỳ.
(bản đồ đất nước Canada )
Ở phía đông bắc Canada giáp với đảo Greenland do vương quốc Đan Mạch quản trị.Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfounland của Canada có hai quần đảo Saint Pierre và Miquelon của nước Pháp.Đường biên giới của Canada và Hoa Kỳ về phía Nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.
b) Tổng quan về lịch sử đất nước Canada.
Theo nghiên cứu của các nhà nhân chủng học,từ rất nhiều thiên niên kỷ trước công nguyên,vùng đất nầy cũng đã là một vùng bình địa, có nhiều giống thổ dân đến sinh sống , và cho mãi đến thế kỷ thứ XV thuộc thiên niên kỷ nầy,sau khi nhà thám hiểm Kha luân Bố (Columbus) tìm ra Tân thế giới vào năm 1492, thì các nhà thám hiểm người Pháp và Anh mới tiếp tục thám hiểm vùng đất ven bờ Đại tây Dương, đồng thời hai nước Pháp.Anh mới thành lập các thuộc địa trên vùng duyên hải Đại Tây Dương.Sau nhiều cuộc xung đột khác nhau,Anh quốc khi đã giành được thật nhiều lãnh thổ ,nhưng rồi lại để mất rất nhiều vùng lãnh thổ tại Bắc Mỹ nầy,ví như đất nước Hoa kỳ chẳng hạn,cho đến thế kỷ thứ XVIII thì Vương quốc Anh chỉ còn giữ lại được vùng lãnh thổ chủ yếu là Canada ngày nay, mà thôi.Các vùng thuộc địa của Pháp cũng lần lượt rơi vào tay Hoa kỳ,phần nằm trên lãnh thổ Canada là Québec thuộc Pháp nay đã sáp nhập vào liên bang Canada,để trở thành một phần lãnh thổ Canada.
Căn cứ theo đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh ngày 1 tháng 7 năm 1867,ba thuộc địa được hợp thành thuộc địa Liên Bang tự trị Canada, sau đó thuộc địa tự trị nầy dần sáp nhập thêm các tỉnh và lãnh thổ,mới thực sự hình thành đất nước Canada ngày nay.
Năm 1931,theo qui chế Westminster 1931,Anh Quốc trao cho Canada tình trạng độc lập hoàn toàn trên hầu hết các vấn đề từ chính trị,kinh tế,văn hóa,kể cả vấn đề tín ngưỡng đối với dân chúng.Và cũng từ đó mối quan hệ cuối cùng giữa hai bên mới bị đoạn tuyệt vào năm 1982 theo đạo luật Canada cũng được ban hành trong năm nầy 1982,như vậy Canada đã hoàn toàn độc lập và tự trị mới từ năm 1982.
Quy chế của Westminster 1931.
“Sau tuyên bố Balfour năm 1926,Quốc hội Anh đã thông qua quy chế của Westminster vào năm 1931, trong đó thừa nhận Canada là đồng phạm với Vương quốc thịnh vượng chung.Đó là một bước quan trọng trong sự phát triển của Canada với tư cách là một tiểu bang riêng biệt,trong đó nó cung cấp quyền tự chủ lập pháp, gần như hoàn toàn từ Nghị Viện Vương Quốc Anh. Mặc dầu Vương Quốc Anh vẫn giữ thẩm quyền chính thức đối với một số thay đổi hiến pháp của Canada,nhưng Vương Quốc Anh đã từ bỏ thẩm quyền nầy khi thông qua đạo luật Canada 1982,đây là bước cuối cùng để đạt được chủ quyền hoàn toàn”
Canada được tổ chức với một nền dân chủ đại nghị liên bang,dưới hình thức một quốc gia quân chủ lập hiến,và Nữ Hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia cho mãi đến ngày Nữ Hoàng qua đời.Hiện tại nối ngôi nữ hoàng là Vua Charles III, là nguyên thủ quốc gia .Trực tiếp điều hành guồng máy chính phủ tại quốc gia Canada là Thủ tướng do dân bầu, và được thừa nhận bởi người đại diện nhà vua trong tư cách là một Toàn quyền (Mary Simon).Hiện tại,Canada là một thành viên thuộc khối thịnh vượng chung Anh Quốc.Canada là một quốc gia đặc biệt dùng hai ngôn ngữ chính là Anh và Pháp ngữ tại cấp Liên bang.Dân số Canada vào năm 2022 là 38.930.000 .(ba mươi tám triệu,chín trăm ba mươi ngàn) .
Canada có nền kinh tế phát triển được xếp hạng đứng vào hàng đầu thế giới,mà chủ yếu là dựa vào nguồn tài nguyên phong phú từ tự nhiên,và nhờ vào hệ thống thương mại phát triển cao.Canasda và nước láng giềng Hoa kỳ có mối quan hệ rất lâu dài mà cũng rất phức tạp,mối quan hệ giữa hai nước có tác động đáng kể đến nền kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia.
Canada là một quốc gia phát triển được xếp vào danh sách các quốc gia giàu có nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người cao đứng thứ tám trên toàn cầu,và chỉ số phát triển con người cao thứ 11.Canada cũng là đồng minh cốt lõi không thể thiếu đối với Hoa Kỳ,ngoài quốc gia Do Thái tại Trung Đông và Anh Quốc tại Châu Âu.Hiện nay có thêm nước Nhật tại Châu Á.
Về giáo dục Canada được xếp vào hàng cao nhất trong việc so sánh của quốc tế,đồng thời cũng là một nước có độ minh bạch cao của chính phủ.Nền tự do dân sự,chất lượng sinh hoạt và tự do kinh tế cao vào bậc nhất trên toàn cầu.Canada cũng đã tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình Dương.Bên cạnh đó Canada còn là thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)nữa.
Trên đây là phần tổng quan nói về đất nước Canada (phỏng theo nguồn Wikipia).Và chúng ta cũng nên tiếp tục tìm hiểu thêm một số phần chi tiết hơn dưới đây,có thể đó mới là phần cốt lõi góp phần quan trọng trong việc hình thành nên đất nước Canada ngày nay.
I - Loài người cổ đại
Theo nghiên cứu khảo cổ học và phân tích di truyền học.
Người cổ đại đã có mặt trên vùng lục địa Bắc Mỹ từ nhiều thiên niên kỷ trước công nguyên và cả sau công nguyên.Người da đỏ đã nhìn thấy tại các vùng lãnh thổ Bắc Mỹ,họ sống với những mạng lưới mậu dịch,tín ngưỡng về tinh thần, dưới sự phân tầng xã hội khá riêng biệt.Một số nền văn minh của người nguyên trú đã bị tàn lụi,sau khi người Châu Âu đến định cư vào giữa thế kỷ thứ 15,nhất là về dân số đã bị hao mòn rất nhiều bởi các dịch bệnh,do người nhập cư Châu Âu mang đến,như dịch đậu mùa,dịch cúm,bệnh sởi và một số bệnh khác nữa,bởi người nguyên trú không quen, nên thiếu sức đề khán với các loại bịnh nầy.
Theo nghiên cứu khảo cổ có sự hiện diện của loài người tại bắc bộ khu vực Yukon từ khoảng 24,500 năm TCN,và từ nam bộ Ontario từ 7.500 năm TCN.Những giống người nầy đến khu vực nay là Canada theo đường cầu lục địa Beringia tức theo đường cầu lục địa Bering (tức từ vùng cực đông nước Nga sang đảo Alaska).Các di chỉ khảo cổ học cho thấy người da đỏ cổ đại (Paleo-Indian) tại Bình nguyên Old Crow và các động Bluefish là hai trong số các di chỉ cổ nhất về sự cư trú của loài người tại Canada. Những đặc trưng của các xã hội thổ dân Canada gồm có các khu định cư thường xuyên,nông nghiệp,kết cấu phân tầng xã hội phức tạp và các mạng lưới mậu dịch.Một số trong các nền văn hóa nầy bị sụp đổ vào lúc những nhà thám hiểm người Châu Âu đến vào cuối thế kỷ thứ XV và đầu thế kỷ thứ XVI.
Vào thời điểm mà người châu Âu thiết lập các khu định cư đầu tiên, dân số thổ dân tại Canada được ước tính là 200.000 cho đến hai triệu.Còn tại cơ quan của Ủy Ban về sức khỏe Hoàng Gia Canada,thì họ ước tính con số thổ dân được chấp nhận là 500.000.Do hậu quả từ quá trình thực dân hóa của người Châu Âu,các dân tộc thổ dân người Canada phải chịu tổn thất nhiều bởi các dịch bệnh như đã nói ở trên.Kết quả là dân số của họ giảm từ 40-80% trong các thế kỷ sau người châu Âu đến.Các dân tộc thổ dân tại Canada ngày nay gồm có các dân tộc Trước tiên (First Nations), Inuit và Métis.Người Métis là một dân tộc hổn huyết được hình thành từ thế kỷ thứ XVII,khi những người dân tộc Trước tiên và người Inuit kết hôn với dân định cư người châu Âu.Nhìn chung ,người Inuit có ảnh hưởng hỗ tương hạn chế hơn với người Châu Âu định cư trong thời kỳ thuộc địa hóa.
Như chúng ta đã biết,toàn cõi vùng lục địa Bắc Mỹ nơi Bắc Bán Cầu,đã do hai nước Anh và Pháp chinh phục làm thuộc địa kể từ giữa thế kỷ thứ XV cho đến đầu thế kỷ thứ XVI,một số dân từ các nước Anh,Ái nhĩ Lan,Pháp và khắp châu Âu,đã lần lược trong suốt một thời gian dài tìm đến định cư (thực dân)tại khắp vùng lục địa nơi phần đất thuộc vùng Bắc bán cầu nầy.Nhưng các vùng thuộc địa nầy phần lớn chịu ảnh hưởng dưới sự cai trị của Đế quốc Anh,và một phần khác nữa là của Đế quốc Pháp.Nhưng ảnh hưởng của người Pháp dần dần cũng đã bị suy yếu để phải chuyển nhượng sang cho người Anh.Tuy nhiên, chế độ thuộc địa thì người dân đã bị các Đế quốc cai trị tìm cách bóc lột quá mức,nên dân chúng tại các xứ thuộc địa nầy đã không còn chịu đựng được nữa,nên phải đứng lên giành quyền sống,và chúng ta đã nhìn thấy cuộc cách mạng của người Mỹ trên đất Mỹ bùng nổ (13 bang), để giành độc lập và quyền sống cho người dân tại xứ nầy,cuối cùng nước Anh chỉ còn giữ lại được vùng đất mà bây giờ trở thành nước Canada (Gia Nã Đại ) mà thôi.
II - Cuộc cách mạng Mỹ bùng nổ
Cách mạng Mỹ là một cuộc cách mạng tư tưởng và chính trị diễn ra từ năm 1765 đến năm 1783 tại 13 thuộc địa của Đế Quốc Anh ở Bắc Mỹ,làm nảy sinh cuộc chiến tranh Cách mạng Mỹ chống lại Anh Quốc (1775-1783) với sự hổ trợ của Pháp,13 bang thuộc địa thắng lợi,qua đó chính thức giành được độc lập từ tay Đế quốc Anh và thành lập nên một quốc gia mới gọi là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với nền dân chủ tự do, lập hiến đầu tiên thời hiện đại.
Nhân dân các thuộc địa Bắc Mỹ đã tuyên bố lập trường của họ “Không đánh thuế mà không có đại diện” sau khi quốc hội Anh thông qua Đạo luật thuế tem năm 1765.Họ khẳng định rằng Quốc hội Anh không có quyền áp đặt thuế đối với họ, khi mà cả 13 thuộc địa Bắc Mỹ đều không có bất kỳ một thành viên đại diện nào trong quốc hội.Các cuộc biểu tình tiếp tục leo thang đến cuộc thảm sát Boston năm 1770 và vụ đốt tàu Gaspee ở Đảo Rhodes năm 1772.
a) Nguyên nhân
Ngay từ năm 1651 chính phủ Anh đã tìm cách điều tiết thương mại ở các thuộc địa châu mỹ.Vào tháng 9 và 10 của năm nầy Đạo luật Điều hướng đã được thông qua theo chính sách trọng thương,nhằm đảm bảo rằng thương mại chỉ làm giàu cho Vương quốc Anh và ngăn chận thương mại với các quốc gia nước ngoài.Một số ý kiến cho rằng tác động kinh tế là tối thiểu đối với thực dân,nhưng mâu thuẫn chính trị mà các đạo luật gây ra là nghiêm trọng hơn,vì các thương nhân bị ảnh hưởng trực tiếp nhất,cũng tức là những người hoạt động chính trị năng nổ nhất.
Vào những năm 1680 Vua Charles II quyết tâm đưa Các thuộc địa New England dưới một chính quyền tập trung hơn,để điều tiết thương mại hiệu quả hơn.Những nổ lực của ông đã bị những nhà thực dân phản đối quyết liệt,dẫn đến việc Vương quốc hủy bỏ hiến chương thuộc địa của họ.Người kế vị của Charles là James II đã hoàn tất những nổ lực nầy vào năm 1686,thiết lập ách thống trị tại New England.Sự thống trị đã gây nên sự phẫn nộ cay đắng trên khắp các thuộc địa tại vùng New England.Sự thực thì đạo luật định hướng không phổ biến và cắt giảm dân chủ địa phương đã khiến thực dân tức giận.Tuy nhiên,những người New England được khuyến khích bởi một sự thay đổi của chính phủ Anh,James II thoái vị,và một cuộc nổi dậy dân túy đã lật đổ sự thống trị vào ngày 18 tháng 4 năm 1689.Chính quyền thuộc địa khẳng định lại quyền kiểm soát của họ sau cuộc nổi dậy và các chính phủ kế tiếp không còn nổ lực khôi phục sự thống trị.
Nhưng sau đó chính phủ Anh tiếp tục nỗ lực đánh thuế một số mặt hàng nhất định,thông qua các hành vi điều tiết việc buôn bán len, mũ, mật mía.Đạo luật mật mía năm 1733 nói riêng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với thực dân,vì một phần quan trọng của thương mại thuộc địa phụ thuộc vào sản phẩm nầy.Các loại thuế đã làm tổn hại nghiêm trọng nền kinh tế New Engand ,và các loại thuế hiếm khi được trả,dẫn đến sự gia tăng của buôn lậu,hối lộ và đe dọa các quan chức hải quan.Các cuộc chiến tranh thuộc địa ở Mỹ thường là nguồn gốc của sự căng thẳng lớn.Người Anh đã chiếm được pháo đài Louisbourg trong Chiến tranh kế vị Áo,nhưng sau đó đã nhượng lại cho Pháp vào năm 1748.Thực dân New England phẫn nộ với những mất mát của họ,cũng như những nổ lực và chi tiêu liên quan đến việc khuất phục pháo đài,chỉ để lấy lại từ kẻ thù trước đây của họ.
Các nhà sử học thường bắt đầu lịch sử cách mạng Hoa Kỳ, bằng chiến thắng của Liên minh người Anh trong chiến tranh Bảy năm 1763.Các nhà hát bóng tại Bắc Mỹ trong Chiến tranh bảy năm thường được gọi là Chiến tranh với Pháp và người da đỏ ở Hoa kỳ, nó loại bỏ vai trò của Pháp ra khỏi các vấn đề Bắc Mỹ và dẫn đến lãnh thổ của Tân Pháp được nhượng lại cho Vương quốc Anh. Lawrence Henry Gipson viết:
-“Có thể nói thực sự rằng Cách mạng Mỹ là hậu quả của cuộc xung đột Anh-Pháp ở Tân Thế giới diễn ra từ năm 1754 đến 1763”.
Năm 1764,Nghị viện đã thông qua Đạo luật tiền tệ để hạn chế sử dụng tiền giấy,vì sợ rằng nếu không thì thực dân có thể trốn các khoản thanh toán nợ.Nghị viện cũng đã thông qua Đạo luật đường,áp thuế hải quan đối với một số hàng hóa.Cùng năm đó Thủ tướng George Grenville đã đề xuất thuế trực tiếp đối với các thuộc địa để tăng doanh thu,nhưng ông đã trì hoãn hành động để xem liệu các thuộc địa có đề xuất một số cách để tự tăng doanh thu hay không.Quốc hội cuối cùng đã thông qua Đạo luật tem vào tháng 3 năm 1765,lần đầu tiên áp đặt thuế trực tiếp lên các thuộc địa.Tất cả các tài liệu chính thức,báo,niên giám,kể cả tờ rơi đều yêu cầu phải có tem,thậm chí cho cả bộ bài dùng để chơi bài.
Thực dân không phản đối thuế cao,chúng thực sự thấp.Họ phản đối thực tế rằng họ không có đại diện trong Nghị viện, **và do đó không có tiếng nói nào liên quan đến pháp luật ảnh hưởng đến họ.**Benjamin Franklin làm chứng trước nghị viện năm 1766,rằng người Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho việc bảo vệ Đế Chế.Ông nói rằng chính quyền địa phương đã huy động,trang bị và trả lương cho 25.000 binh sĩ để chiến đấu với Pháp,cũng như quân của chính nước Anh đã gởi đi và đã tiêu tốn hàng triệu từ kho bạc của Mỹ,chỉ trong chiến tranh với Pháp và người da đỏ. (Chiến tranh giữa Pháp và người da đỏ hay còn được gọi là Cuộc chiến tranh chinh phạt là chiến trường của chiến tranh bảy năm trên đất Bắc Mỹ từ năm 1754 tới năm 1763.Đây là một cuộc xung đột giữa thuộc địa của Vương quốc Anh với thuộc địa của Vương quốc Pháp tích cực với mức lương đầy đủ,nhưng họ phải đóng quân ở đâu đó. Đóng quân cho một quân đội thường trực ở Vương quốc Anh trong thời bình là không thể chấp nhận được về mặt chính trị, vì vậy quyết định được đưa ra là đóng quân ở Mỹ và người Mỹ phải trả tiền cho họ.Những người lính không có nhiệm vụ quân sự,họ không ở đó để bảo vệ các thuộc địa vì không có mối đe dọa nào đối với các thuộc địa.
………………………………………………………………………………………………………………
Đồng thời Nghị Viện Vương quốc Anh từ năm 1767- 1773 đã thông qua nhiều đạo luật như Đạo luật Townshend và đạo luật Trà đã áp đặt lên người dân thuộc địa một cách bất công. Đạo luật Townshend áp đặt lên một số hàng hóa thiết yếu,bao gồm giấy,thủy tinh và trà.đồng thờ thành lập một Ủy Ban hải quan ở Boston để thục thi nghiêm ngặt hơn các quy định thương mại.Các loại thuế mới vừa được ban hành dựa trên niềm tin rằng,người Mỹ chỉ phản đối thuế nội bộ chứ không phải đánh thuế bên ngoài như hải quan,Tuy nhiên, người Mỹ lập luận chống lại tính hợp hiến của đạo luật vì mục đích của nó là tăng doanh thu và không điều tiết thương mại.Các thuộc địa đã phản ứng bằng cách tổ chức tẩy chay hàng hóa mới của Anh,Tuy nhiên những vụ tẩy chay nầy kém hiệu quả hơn,vì hàng hoá của Townshend được xử dụng rộng rãi.
Vào tháng 2 năm 1768,Hội đồng vịnh Massachusetts đã ban hành một thông tư cho các thuộc địa khác kêu gọi họ phối hợp kháng chiến.Nhưng Thống Đốc đã giải tán Hội Đồng khi họ từ chối hủy bỏ bức thư,Trong khi đó một cuộc bạo loạn đã nổ ra ở Boston vào tháng 6 năm 1768,về việc chiến giữ tàu tuần tra Liberty,thuộc sở hữu của John Hancock với cáo buộc buôn lậu.Các cơ quan hải quan buộc phải chạy trốn,khiến người Anh phải triển khai quân tới Boston.Một cuộc họp ở thị trấn Boston tuyên bố rằng không có sự vâng lời là do luật pháp của quốc hội và kêu gọi triệu tập một hội nghị.Một hội nghị được tập hợp nhưng chỉ đưa ra một cuộc biểu tình nhẹ trước khi tự giải tán.Vào tháng 1 năm 1769 nghị viện đã phản ứng với tình trạng bất ổn bằng cách kích hoạt lại Đạo luật phản quốc 1543,nhằm kêu gọi các đối tượng bên ngoài vương quốc, đối mặt với các phiên tòa vì tội phải quốc ở Anh.Thống đốc bang Massachusetts được hướng dẫn thu thập bằng chứng về tội phản quốc nói trên,và mối đe dọa gây ra sự phẫn nộ lan rộng,mặc dù điều đó không được thực hiện.Vào ngày 5 tháng 3 năm 1770,một đám đông lớn tập trung xung quanh một nhóm lính Anh.Đám đông ngày càng đe dọa,ném cầu tuyết,đá và mãnh vỡ vào chúng.Một người lính bị vùi dập và ngã xuống,không có lệnh để bắn,nhưng dù sao thì những người lính đã bắn vào đám đông.Chúng đánh 11 người; ba thường dân đã chết tại hiện trường vụ nổ súng,và hai người chết sau vụ việc.Sự kiện nầy được nhanh chóng gọi là “Cuộc thảm sát Boston”.Những người lính đã được xét xử và tha bổng (được bảo vệ bởi John Adams) nhưng những mô tả rộng rãi đã sớm bắt đầu xoay chuyển quan điểm của thực dân chống lại người Anh.Điểu nầy khởi đầu một vòng xoáy đi xuống trong mối quan hệ giữa Anh và Tỉnh Massachusetts.
Sau vụ nầy tình hình có lắng dịu,nhưng chỉ có những người yêu nước cấp tiến hơn như Samuel Adams tiếp tục kích động.Vào tháng 6 năm 1772,những người yêu nước Mỹ,bao gồm cả john Brown đã đốt một tàu chiến của Anh,nơi đã thực thi mạnh mẽ các quy định thương mại không phổ biến trong cái được gọi là vụ Gaspee,Vụ việc có thể điều tra về tội phản quốc,nhưng không có hành động nào được thực hiện.
Tuy nhiên,cũng kể từ đó lại thực hiện nhiều đạo luật áp đặt lên người dân tại các thuộc địa.Chính phủ Anh đáp trả các hành động trên đối với các thực dân bằng các đạo luật “Không khoan nhượng”,điều nầy đã làm cho các vấn đề càng thêm rắt rối giữa những người thực dân đối với Anh.Xu hướng bao gồm bốn đạo luật được ban hành bởi Quốc hội Anh. Đầu tiên là đạo luật Chính phủ Massachusetts phải thay đổi điều lệ của Massachusetts và các cuộc họp thị trấn bị hạn chế.Đạo luật thứ hai là Đạo luật Quản lý Tư pháp đã ra lệnh cho tất cả các binh sĩ Anh bị xét xử phải bị buộc tội ở Anh,chứ không phải ở các thuộc địa.Đạo luật thứ ba là Đạo luật Cảng Boston.đóng cửa cảng Boston cho đến khi người Anh được bồi thường cho trà bị mất trong tiệc trà Boston.Đạo luật thứ tư là Đạo luật bình quân 1774,cho phép các Thống Đốc Hoàng gia giữ quân đội Anh trong nhà của công dân mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu.
Để đáp lại,những người yêu nước ở Massachusetts đã ban hành Yêu sách Suffolk và thành lập một chính phủ bóng tối thay thế được gọi là “Đại hội tỉnh” bắt đầu đào tạo dân quân bên ngoài Boston do Anh chiếm đóng.Vào tháng 9 năm 1774,Đại hội lục địa đầu tiên đã triệu tập,bao gồm đại diện của mỗi thuộc địa,để phục vụ như một phương tiện để cân nhắc và hành động tập thể.Trong các cuộc tranh luận bí mật,Joseph Galloway bảo thủ,đã đề xuất thành lập một quốc hội thuộc địa có thể phê chuẩn hoặc không tán thành các hành động của Quốc hội Anh,nhưng ý tưởng của ông không được chấp thuận.Thay vào đó, Quốc hội tán thành đề xuất của John Adams rằng người Mỹ sẽ tuân theo Nghị viện một cách tự nguyện,nhưng sẽ chống lại tất cả các loại thuế được ngụy trang. Quốc hội kêu gọi tẩy chay bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 năm 1774 đối với tất cả các hàng hóa của Anh,nó được thi hành bởi các ủy ban mới được ủy quyền bởi Quốc hội.
Tất cả các Đạo luật mà nhà nước Anh áp đặt lên người dân thuộc địa,bên cạnh đó là cách cai trị hà khắc từ các quan chức người Anh tại các thuộc địa,đã làm cho người dân thuộc địa bất mãn mỗi ngày một sâu đậm hơn, để từ đó nảy sinh ra mầm mống chống đối mà tạo nên một cuộc cách mạng bằng vũ lực,chống lại nhà nước Anh đồng thời đánh đuổi các quan chức người anh, là những người thay mặt nhà nước Anh cai trị tại các thuộc địa, để giành quyền tự chủ.Với ý thức giành quyền độc lập và tự chủ đã được tuyên truyền lan rộng trong quần chúng tại các thuộc địa đã được mọi người hưởng ứng.Và như vậy là cuộc cách mạng lại bùng nổ,với một cuộc chiến bằng vũ lực đã bắt đầu để tạo nên cuộc cách mạng Mỹ,được trải rộng trong 13 bang nằm trên lãnh thổ Hoa kỳ lúc khởi thủy.
b) Và dưới đây một cuộc chiến được bắt đầu
Massachusetts được tuyên bố tình trạng nổi loạn vào tháng 2 năm 1775 và các đơn vị đồn trú của Anh nhận được lệnh tước vũ khí của quân nổi dậy và bắt giữ các thủ lĩnh của họ,dẫn đến các trận Lexington và Concord vào ngày 19 tháng 4 năm 1775.Những người yêu nước đã bao vây Boston, (Boston là thủ phủ của thành phố lớn nhất khu vực thịnh vượng chung Massachusetts tại Hoa kỳ.Boston cũng đóng vai trò là quận lỵ của quận Suffolk.Boston là thành phố lớn nhất TẠI KHU VỰC New England,thị khu có diện tích 48 dặm vuông Anh (124 km2).trục xuất các quan chức hoàng gia ra khỏi các thuộc địa và nắm quyền kiểm soát thông qua thành lập các Quốc hội tỉnh.Trận Bunker Hill diễn ra vào ngày 17 tháng năm 1775.Đó là một chiến thắng của Anh,nhưng phải trả giá đắt.Khoảng 1.000 người Anh thương vong từ một đơn vị đồn trú khoảng 6.000 người so với 500 người Mỹ thương vong, Từ một lực lượng lớn hơn nhiều.Quốc hội lục địa lần thứ hai đã bị chia rẽ về hướng hành động tốt nhất,nhưng cuối cùng đã đưa ra đơn thỉnh cầu Cành Oliu,trong đó họ cố gắng đạt được một thỏa thuận với vua George.Tuy nhiên nhà vua đã ban hành Tuyên bố dập tắc việc nổi dậy,tuyên bố rằng các bang đang “nổi loạn” và các thành viên của Quốc hội là những kẻ phản bội.
Cuộc chiến có thể được xem là một cuộc nổi dậy cổ điển.Như Benjamin Franklin đã viết cho Joseph Priestley vào tháng 10 năm 1775.
“Nước Anh với chi phí 3 triệu bảng,đã giết 150 Yankees (tiếng lóng chỉ người Mỹ) trong chiến dịch nầy,tức là 20.000 bảng một người….Trong cùng thời gian đó`,có 60.000 trẻ em đã được sinh ra ở Mỹ. Từ những dữ liệu nầy,cái đầu toán học của ông ta sẽ dễ dàng tính toán được thời gian và chi phí cần thiết để giết tất cả chúng ta.”
Vào mùa đông năm 1775,người Mỹ xâm lược Quebec mới thuộc Anh,dưới sự chỉ huy của các tướng Benadict Arnold và Richard Montgomery, với hy vọng sẽ tập hợp những người thuộc địa. Có thiện cảm ở đó.(Công sự Quebec được thiết lập có thể vào thời gian nầy,vì họ nói là để chống xâm lược Mỹ).Cuộc tấn công là một thất bại,nhiều người Mỹ nếu không bị giết thì cũng bị bắt hoặc chết vì bệnh đậu mùa.
Vào tháng 3 năm 1776,quân đội lục địa chỉ huy bởi George Washington buộc người Anh phải sơ tán khỏi Boston.Những người cách mạng đến thời điểm nầy đã kiểm soát hoàn toàn tất cả 13 thuộc địa và sẵn sàng tuyên bố độc lập.Vẫn còn nhiều người theo chủ nghĩa trung thành,nhưng họ không còn nắm quyền kiểm soát ở bất kỳ đâu vào tháng 7 năm 1776,và tất cả quan chức Hoàng gia đã bỏ trốn.
Những người cách mạng đã đọc bảng tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776,tuyên bố thành lập “Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ” là ngày mà toàn dân Mỹ được nghỉ lễ để tưởng niệm nền độc lập của Hiệp chủng Quốc do từ cuộc cách mạng của những người yêu nước đã giành lại từ tay nhà nước Đế quốc Anh.
(phỏng ghi theo Wikipedia.org,Wiki/Cách mạng mỹ)
Sau cuộc cách mạng Mỹ,vùng lục địa nơi Bắc bán cầu đã chính thức phân ranh làm hai,một nửa về phía nam là đất nước Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.Một nửa phần về phía bắc còn đang là thuộc địa của Đế quốc Anh,và qua một thời gian dài về sau,người Anh mới trao trả quyền tự trị lại cho người dân sống trên dãy đất nầy, để trở thành quốc gia Canada hiện nay.Tuy nhiên,đất nước Canada phải trải qua một chặn đường dải để mới được thành hình.Các chặn đường ấy,chúng ta nên tìm hiểu qua để được biết về xứ sở nầy.
III - CANADA THỜI KỲ TIỀN THUỘC ĐỊA
a) Dân cư nguyên trú
Dựa vào bằng chứng khảo cổ học và di truyền học,Bắc và Nam Mỹ là những lục địa cuối cùng trên thế giới có con người cư trú.Trong thời kỳ đóng băng Wisconsin 50.000 – 17.000 năm trước,mực nước biển xuống thấp tạo điều kiện cho loài người di chuyển qua cầu lục địa Bering (Beringia) vốn liên kết Siberia đến vùng tây bắc của Bắc Mỹ (Alaska).Đương thời vỉa băng Laurentide bao phủ hầu hết Canada và chặn họ lại,khiến họ bị hạn chế trong Alaska hàng nghìn năm.
Khoảng 16.000 năm trước,các sông băng bắt đầu tan,tạo diều kiện cho loài người chuyển từ Alaska về phía nam và đông vào Canada.Niên đại và lộ tuyến chính xác của việc di dân tại châu Mỹ vẫn là chủ đề đang được tranh luận.
Khí hậu Bắc Mỹ trở nên ổn định vào khoảng 8.000 năm TCN,điều kiện khí hậu như mô hình hiện nay,song các vỉa băng đang rút đi vẫn bao phủ nhiều vùng đất rộng,tạo nên những hồ nước băng tan.Hầu hết các nhóm dân cư trong thời kỳ cổ đại vẫn sống bằng nghề săn bắt,hái lượm cuộc sống có tính lưu động khá cao. Tuy nhiên,có một số nhóm riêng lẻ bắt đầu tập trung vào tài nguyên sẵn có đã cho họ tại địa phương,do đó theo thời gian,các cộng đồng nầy đã tổ chức được một mô hình tổng quát hóa khu vực ngày càng tăng tạo nên một số nền văn hóa riêng.
Thời kỳ thuộc nền văn hóa Woodlkand có niên đại khoảng 2.000 năm TCN và được kéo dài đến khoảng 1.000 năm CN,bao phủ các vùng Ontario,Quebec và một số các khu vực hàng hải.Việc xử dụng đồ gốm giúp các nhà khảo cổ phân biệt được văn hóa Woodland với dân cư thời cổ đại trước đó.Dân chúng sống gần sông St.Lawrence tại Ontario sản xuất đồ gốm có niên đại lâu đời nhất từng phát hiện tại Canada.Truyền thống Hopewell là một nền văn hóa hưng thịnh của dân nguyên trú sống dọc theo các sông tại Bắc Mỹ từ 300 năm/TCN kéo dài đến khoảng 500 năm/CN.Khi hệ thống trao đổi Hopewell đã đạt được quy mô lớn nhất đã liên kết được với các nền văn hóa và xã hội của nhiều dân tộc sinh sống bên phần bờ hồ Ontario thuộc Canada (Hồ Ontaro là một trong Ngũ Đại Hồ thuộc khu vực Bắc Mỹ,hồ giáp về phía bắc,tây và tây nam là tỉnh Ontario của Canada và về phía nam và đông là bang New York của Hoa kỳ với các ranh giới được phân định ngay ở giữa hồ.Ontario là tỉnh đông dân nhất của Canada ,và được lấy tên đặt cho hồ nước nầy).
Các khu vực đất rừng miền đông Canada, là nơi cư trú của các dân tộc Algonquin và Iroquois. Ngôn ngữ Algonquin được bắt nguồn từ cao nguyên miền tây Idaho hoặc tại các bình nguyên Montana và chuyển dịch về phía đông,và mở rộng từ vịnh Hudson đến Nova Scotia ngày nay ở phía đông và xa về phía nam đến khu vực TideWater của Virginia.
Những dân tộc nói ngôn ngữ Đông Algonquin gồm có Mi’kmaq và Abenaki tại khu vực hàng hải và người Beothuk có lẽ đã tuyệt chủng tại Newfoundland.Người Ojibwa và các dân tộc nói tiếng Anishinaabe thuộc nhóm trung Algonquin ghi nhớ một truyền thuyết truyền khẩu là họ chuyển từ biển đến vùng đất của họ nằm quanh phía tây và trung Ngũ Đại Hồ, có vẻ là từ duyên hải phía đông.
Liên minh Iroquois (Haudenosaunee) được tập trung từ muộn nhất là 1.000 CN tại miền bắc New York,song tầm ảnh hưởng của họ khếch trương đến khu vực Motreal.Tại Đại Bình Nguyên,người Cree dựa vào các bầy lớn bò rừng bizon để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm và nhiều nhu cầu khác.
(Bò rừng Bizon)
Phía tây bắc là nơi cư trú của những người nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Na-Dene,bao gồm những người nói tiếng Athapaskan và Ilingit.Ngữ hệ Na-Dene được cho là có liên kết với ngữ hệ Yenisei tại Siberi.Người Dene ở miền tây khu vực Bắc cực có thể đại diện cho một làn sóng riêng biệt của người nhập cư từ Châu Á đến Bắc Mỹ.
Vùng nội địa của British Colombia là nơi sinh sống của những dân tộc nói ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Salish như Shuswap,Okanagan và nhóm nam Athabaskan,chủ yếu là Dakelh và Tsilqo’in.Các vịnh nhỏ và thung thũng của duyên hải British Columbia là nơi cư trú của một lượng dân số phần lớn và đặc biệt,như Haida,Kwakwaka’wakw và Nuu-chah-nulth,sinh kế của họ dựa Vào nguồn cá hồi và tôm sò phong phú trong khu vực.Những dân tộc nầy phát triển những nền văn hóa phức tạp dựa trên tuyết tùng đỏ miền tây (một loại cây thông),với nhà gỗ,xuồng đánh cá voi và xuồng chiến đấu,các biểu tượng potlatch và cột vật tổ được chạm khắc tỉ mỉ.
Tại quần đảo khu vực Bắc cực,từng có những người Eskimo cổ đại được gọi là Dorset,văn hóa của họ truy nguyên từ khoảng 500 năm/TCN và đến khoảng 1.500 năm/CN thì họ bị tổ tiên người Inuit hiện nay thay thế.Sự chuyển tiếp nầy được chứng minh thông qua những hồ sơ khảo cổ học và thần thoại Inuit kể về việc trục xuất Tuniit,các dân cư đầu tiên.
b) Tiếp xúc với người Châu Âu
Có những báo cáo về việc tiếp xúc giữa các dân tộc Trước tiên (First-Nation),người Inuit và những người đến từ các lục địa khác từ trước chuyến thám hiểm năm 1492 của Cristoforo Colombo và thời đại khám phá.Chuyến thám hiểm Canada sớm nhất được ghi chép là trong những Saga Iceland,thuật chi tiết về nỗ lực của người Norce nhằm thuộc địa hóa châu Mỹ.Theo những Saga,**người Châu Âu đầu tiên trông thấy Canada là Bjarni Herjolfsson,**ông bị gió thổi lệch khỏi hành trình từ Iceland đến Greenland vào mùa hè năm 985 hoặc 986 CN. Khoảng 1001 CN,các Saga đề cập đến cuộc đổ bộ của Leif Ericson lên ba địa điểm ở phía tây,hai địa điểm đầu là Helluland (có thể Là đảo Baffin) và Markland (có thể là Newfoundland). Người Norse cố gắng thuộc địa hóa vùng đất mới,song khí hậu địa phương và sự quấy nhiễu của dân cư bản địa khiến họ phải rời đi. Chứng cứ khảo cổ học về một khu định cư tồn tại ngắn của người Norce được phát hiện tại L’Anse aux Meadows, Newfoundland.
Dựa trên Hiệp ước Tordesillas,Quân chủ Bồ Đào Nha tuyên bố có quyền lãnh thổ tại khu vực mà Giovani Caboto đi đến vào năm 1497 và 1498. Nhằm mục đích nầy vào năm 1499 và 1500 thủy thủ người Bồ Đào Nha tên là Joao Fernandes Lavrador đi đến khu duyên hải Bắc Đại tây Dương.dẫn đến sự xuất hiện của “Labrador” trên những bản đồ địa hình trong giai đoạn nầy.Sau đó vào năm 1501 và 1502,anh em nhà Corte-Real thám hiểm Newfoundland (terra Nova) và Labrado,tuyên bố những vùng đất nầy là bộ phận của Đế quốc Bồ Đào Nha. Năm 1506 Quốc vương Manuel I của Bồ Đào Nha áp thuế đối với các hoạt động đánh bắt cá tuyết tại vùng biển Newfoundland .Loao Alvares Fagundes và Pero de Barcelos thiết lập các tiền đồn ngư nghiệp tại Newfoundland và Nova Scotia vào khoảng 1521;tuy nhiên,sau đó chúng bị bỏ hoang do những nhà thực dân Bồ Đào Nha tập trung những nỗ lực của họ tại Nam Mỹ. Quy mô và tính chất về hoạt động của người Bồ Đào Nha tại Canada đại lục, trong thế kỷ thứ 16 vẫn chưa rõ ràng và gây tranh luận.
biệt lớn về giới tính với 2.032 nam và 1.181 nữ.
IV - Để hình thành nên một đất nước CANADA hiện đại như ngày nay
Để hình thành nên một đất nước Canada hiện đại như ngày nay,Canada phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh từ thời thuộc địa qua nhiều triều đại của Đế Quốc Vương quốc Anh với nhiều Đế quốc lâng bang nhất là với Pháp.Bắt đầu từ thập niên 1700 và các cuộc chiến được kết thúc vào năm 1755. Hai đế quốc Anh và Pháp chính thức đình chiến theo Hiệp ước Aix-la-Chapelle,song xung đột vẫn tiếp diễn tại Acadia và Nova Scotia với cha Le Loutre.Đồng thời vẫn còn trải qua nhiều biến động khác nữa trong suốt thời gian từ 1755-1758. Và cuối cùng Vương Quốc Anh giành được quyền kiểm soát thành phố Quebec và Montreal vào năm 1759 và năm 1760.
a) Anh Quốc cai trị đất nước CANADA (1763-1867)
Với việc kết thúc Chiến tranh Bảy năm và ký kết Hiệp định Paris (1763) Pháp nhượng hầu hết toàn bộ lãnh thổ của mình tại Bắc Mỹ lục địa,ngoại trừ quyền ngư nghiệp ngoài khơi Newfoundland và hai đảo nhỏ làm nơi phơi sấy cá khô.Đổi lại,Pháp được nhận lại thuộc địa sản xuất đường là Guadeloupe,đương thời là nơi được xem có giá trị hơn Canada.
Những người thống trị mới là Anh Quốc duy trì và bảo hộ hầu hết tài sản,tôn giáo,chính trị và văn hóa xã hội của Habitants Pháp ngữ,đảm bảo quyền Canadiens được thực hành đức tin Công giáo và được xử dụng luật dân sự Pháp thông qua đạo luật Quebec năm 1774 . George III của Anh ban bố tuyên ngôn Hoàng gia 1763,sau khi Anh quốc thu được lãnh thổ của Pháp.Tuyên ngôn thiết lập Đế Quốc Bắc Mỹ mới của Anh và ổn định hóa những quan hệ giữa chính quyền quân chủ Anh quốc và nhân dân nguyên trú thông qua pháp quy về mậu dịch,định cư,và mua đất tại biên giới miền tây.
b) Cách mạng Mỹ và những người trung thành
Trong cách mạng Mỹ,người Acadia và New England tại Nova Scotia phần nào đồng tình với đại nghiệp Mỹ.Không bên nào tham gia quân nổi dậy,song có vài trăm cá nhân gia nhập đại nghiệp cách mạng.Năm 1775,lục quân lục địa tiến hành một cuộc xâm lược Canada,với mục tiêu là nhằm đưa Quebec ra khỏi quyền kiểm soát của người Anh,song bị quân Anh chặn lại trong trận Quebec với sự trợ giúp của dân quân địa phương.Thất bại của quân Anh trong cuộc vây hảm Yorktown vào tháng 10 năm 1781 đánh dấu kết thúc cuộc chiến đấu của người Anh nhằm đàn áp cách mạng Mỹ.
Người Anh triệt thoái khỏi thành phố New York vào năm 1783,họ đưa nhiều người trung thành đến Nava Scotia,trong khi những người trung thành khác đến bờ sông St.John,một thuộc địa riêng biệt của New Brunwick được tạo thành vào năm 1784; đến năm 1791 thì Quebec được phân chia thành hạ Canada,chủ yếu Pháp ngữ dọc theo sông St Lawrence và bán đảo Gaspe’ thành thượng Canada của những người trung thành Anh ngữ với thủ đô được định tại York (nay là Toronto) vào năm 1796. Sau năm 1790,hầu hết những người định cư mới là các nông dân Hoa Kỳ tìm kiếm những vùng đất mới,mặc dù những người nầy thường tán thành chủ nghĩa công hòa,song họ tương đối phi chính trị và giữ trung lập trong chiến tranh năm 1812.
Hiệp định Paris 1783 chính thức kết thúc chiến tranh,Anh tiến hành một số nhượng bộ về lãnh thổ cho Hoa Kỳ.Đáng chú ý là biên giới Canada-Hoa kỳ được chính thức phân định toàn bộ lãnh thổ phía nam của Ngũ Đại Hồ,nguyên là bộ phận của tỉnh Quebec,được nhượng cho Hoa Kỳ.Hoa kỳ được trao quyền ngư nghiệp trong vịnh St.Lawrence và ở vùng bờ biển Newfoundland và Grand Banks.Anh Quốc bác bỏ một phần của hiệp định và duy trì các tiền đồn quân sự của họ tại những khu vực đã nhượng cho Hoa kỳ, và họ tiếp tục tiếp tế đạn dược cho những đồng minh thổ dân của mình.Anh Quốc tiệt thoái khỏi các tiền đồn theo hiệp ước năm 1795, song tiếp tục tiếp tế đạn dược khiến Hoa kỳ tức giận.
c) Chiến tranh 1812
Chiến tranh vào năm 1812 diễn ra giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc,trong đó các thuộc địa Bắc mỹ thuộc Anh tham gia ở mức độ lớn.Do Hải quân Hoàng Gia Anh vượt trội về hỏa lực.Các kế hoạch chiến tranh của Hoa kỳ tập trung vào một cuộc xâm chiếm Canada (đặc biệt là miền đông và miền tây nam Ontario hiện nay) Các bang biên giới của Hoa kỳ ủng hộ chiến tranh nhằm ngăn chận những vụ đột kích của những dân tộc Trước tiên (First-Nation) vốn khiến cho những người định cư tại biên giới thoái trí. Chiến tranh biên giới với Hoa Kỳ có đặc điểm là một loạt những vụ xâm chiếm thất bại và thảm hại của cả hai phía.Lực lượng Hoa Kỳ nắm quyền kiểm soát hồ Erie vào năm 1813,đẩy quân Anh khỏi miền tây Ontorio,giết thủ lĩnh Da đỏ Tecumseh, và phá vỡ thực lực quân sự của liên minh Tecumseh.Người giám sát bên phía Anh là các sĩ quan như Isasac Brock và Charles de Salaberry, họ nhận được hổ trợ của các dân tộc Trước tiên là những người đưa tin trung thành,nổi tiếng nhất là Laura Secord.
Hai thuộc địa là chiến trường chính trong chiến tranh năm 1812 giữa Hoa kỳ và Anh Quốc. (Hiệp định năm 1783,Anh quốc công nhận tình trạng độc lập của Hoa kỳ và nhượng lại các lãnh thổ ở phía nam của Ngũ Đại Hồ cho Hoa kỳ.New Brunswick tách khỏi Nova Scotia trong một chiến dịch tái tổ chức các khu định cư trung thành tại The Martime.Nhằm hòa giải những người nói tiếng Anh trung thành tại Quebec.Đạo luật Hiến pháp 1791 chia tỉnh nầy thành Hạ Canada (sau là Quebec) Pháp ngữ và Thượng Canada (sau là Ontario) Anh ngữ,tạo cho mỗi nơi quyền có riêng hội đồng lập pháp được bầu cử ).
Hai thuộc địa là chiến trường chính trong chiến tranh năm 1812 giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc.Sau chiến tranh là hiện tượng nhập cư quy mô lớn từ đảo Anh và đảo Ireland bắt đầu vào năm 1815.Từ năm 1825 đến năm 1846: có 626.628 người nhập cư Âu Châu được ghi chép là đã đặt chân lên vùng cảng tại Canada.Họ gồm có những người c) Tân Pháp và thuộc địa hóa 1534 – 1763
Năm 1524 Quốc Vương Francois I của Pháp bảo trợ cho Giovanni de Verrazzano,tiến hành chuyến đi theo đường biển đến khu vực giữa Florida và Newfoundland,với hy vọng phát hiện một tuyến đường đến Thái Bình Dương .Năm 1534,Jacques Cartier cho đóng một cây thánh giá tại bán đảo Gaspe và tuyên bố chủ quyền với vùng đất nhân danh Francois . Các nổ lực thuộc địa hóa ban đầu của Cartier tại Charlesbourg – Royal vào năm 1541,của Marquis de La Roche Du Pont tại Tadoussac vào năm 1600 lại đưa đến một kết quả là thất bại. Bất chấp những thất bại ban đầu nầy,các đội tàu đánh cá của Pháp bắt đầu đi đến vùng duyên hải Đại tây Dương vào sông Saint Laurent,giao dịch và thiết lập liên minh với các dân tộc Trước tiên (First Nation).Năm 1604,độc quyền mậu dịch da lông thú tại Bắc Mỹ được trao cho Pierre Sieur de Monts.Pierre Dugua dẫn đầu đoàn thám hiểm thuộc địa đầu tiên của ông đến một hòn đảo nằm gần cửa sông St.Croix.Trong số những phó thủ của ông ta,có một nhà địa lý học tên là Samuel de Champlain,người nầy lập tức tiến hành một cuộc thám hiểm lớn tại vùng bờ biển Đông Bắc Hoa Kỳ ngày nay. Đến mùa xuân năm 1605,dưới quyền Samuel de Champlain,khu định cư ST.Croix mới được chuyển đến Port Royal (Annapolis Royal,Nava Scotia ngày nay).
Năm 1608 Samulel de Champlain thành lập khu định cư vĩnh cửu đầu tiên và là thủ đô của Tân Pháp. Ông nắm giữ quyền quản lý cá nhân đối với thành phố cùng các sự vụ tại đây,và cử các đoàn thám hiểm đi thăm dò vùng nội địa.Samuel de Champlain tự thân thám hiểm hồ Champlain vào năm 1609.Năm 1615,ông đi bằng xuồng ngược dòng sông Ottawa rồi qua hồ Nipissing và vịnh Georgian đến trung tâm lãnh thổ của người Huron gần hồ Simcoe.Trong những hành trình nầy,Samuel de Champlain viện trợ người Vendat (Huron) trong những trận chiến của họ với liên minh Iroquois.Kết quả là Iroquois trờ thành địch thủ của Pháp và hai bên tham gia vào nhiều xung đột cho đến khi ký kết Đại hòa ước Montreal vào năm 1701.
Năm 1583, người Anh dưới quyền Humphrey Gilbert tuyên bố chủ quyền đối với St.John’s Newfoundland,theo đặc quyền vương thất của nữ hoàng Elizabeth I,đây là thuộc địa đầu tiên của Anh tại Bắc Mỹ.Trong thời gian trị vì của Vương quốc James VI và I,người Anh thiết lập thêm các thuộc địa tại Cupids và Perryland,Newfoundland,không lâu sau đó Người Anh thiết lập khu định cư vĩnh cửu thành công tại Virginia ở phía nam.Ngày 29 tháng 9 năm 1621, Quốc Vương James VI và I cấp một đặc quyền về việc thành lập một thuộc địa Scotland tại Tân Thế Giới cho William Alexander.Năm 1622, những người định cư đầu tiên rời Scotland.Ban đầu, họ thất bại và phải đến năm 1629 vào cuối chiến tranh Anh-Pháp thì các khu định cư Nova Scotia vĩnh cửu mới trở nên vững chắc.Tuy nhiên, theo hiệp định Suza nhằm kết thúc chiến tranh được ký kết vào năm 1631.Nova Scotia được trả lại cho Pháp.Sau khi ký kết hiệp định Saint Germain-en-laye vào năm 1632,người Pháp khôi phục hoàn toàn quyền lực tại Tân Pháp.Điều nầy dẫn đến việc có những người Pháp nhập cư mới và thành lập khu định cư vĩnh cửu thứ nhì tại Tân Pháp là Trois-Rivieres vào năm 1634.
Trong giai đoạn nầy,biên giới nội dịa của Tân Pháp cuối cùng bao phủ một khu vực rộng lớn,với một mạng lưới thưa tập trung vào mậu dịch da lông thú,các nhà truyền giáo nỗ lực tiến hành cải đạo,thiết lập và tuyên bố một đế quốc,và các nỗ lực quân sự nhằm bảo vệ và xúc tiến những nỗ lực đó.
Sau khi Samuel de Champlain mất vào năm 1635,Giáo hội Công Giáo La mã và Dòng tên trở thành thế lực có ảnh hưởng nhất tại Tân Pháp và hy vọng việc thiết lập một công đoàn Cơ Đốc Giáo Utopia của người Âu và người nguyên trú.Năm 1642,Hội Linh mục Xuân Bích bảo trợ cho một nhóm người định cư dưới quyền Paul Chomedey de Maisonneuve,ông thành lập vills-Marie,tiền thân của Montreal.Năm 1663,quân chủ Pháp nhận lấy quyền kiểm soát trực tiếp các thuộc địa từ công ty Tân Pháp.
Dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Pohap.tỷ lệ nhập cư đến Tân Pháp vẫn thấp,hầu hết nhân dân là nông dân,và tỷ lệ tăng trưởng dân số trong những người định cư đã rất cao.Con số trung bình của một phụ nữ tại Tân Pháp được tiến hành vào mùa đông 1665-1666 cho thấy có 3.215 người Acadia và habitants ( nông dân gốc Pháp) trong những khu vực hành chính của Acadia và Canada.Điều tra cũng cho thấy có khácIreland cũng như những người Scot nói tiếng Gael phải dời đi theo Thanh trừ Cao địa (Highland Clearances).Khoảng từ một phần tư đến một phần ba người Châu Âu nhập cư đến Canada trước năm 1891 đã thiệt mạng do các bệnh truyền nhiễm.
d) Liên bang và khuếch trương
Sau một vài hội nghị hiến pháp.Đạo luật Hiến Pháp 1867 chính thức tuyên bố thành lập liên Minh Canada vào ngày 1 tháng 7 năm 1867,ban đầu gồm có 4 tỉnh – Ontario,Québec,Nova Scotia và New Brunwick.Canada đảm nhận quyền kiểm soát Đất Rupert và lãnh thổ Tây Bắc để hình thành nên các lãnh thổ Tây Bắc. Tại lãnh thổ nầy sự bất bình của người Metic bùng phát thành Nổi dậy Red River và hình thành tỉnh Manitoba vào tháng 7 năm 1870.British Columbia và Đảo Vancouver (đươc hợp nhất vào năm 1866) gia nhập Liên minh vào năm 1871,còn đảo Prince Edward gia nhập vào năm 1873.Thủ tướng John A Macdonald và chính phủ bảo thủ của ông lập ra một chính sách quốc gia về thuế quan, nhằm bảo hộ các ngành công nghiệp chế tạo còn non trẻ của Canada.Để khai thông phía tây,chính phủ tài trợ việc xây dựng ba tuyến đường sắt xuyên lục địa,mở cửa các thảo nguyên cho hoạt động định cư theo Đạo luật Thổ địa Lãnh thổ tự trị,và thiết lập kị cảnh Tây-Bắc để khẳng định quyền lực trên lãnh thổ nầy. Năm 1898,trong cơn sốt vàng Klondike tại các lãnh thổ Tây Bắc,chính phủ Canada lập ra lãnh thổ Yukon.Dưới thời Chính phủ Tự do của Thủ Tướng Wilfrid Laurier,những người nhập cư đến từ lục địa châu Âu đến định cư trên các thảo nguyên,rồi Alberta và Saskatchewan trở thành các tỉnh vào năm 1905.
V - Canada vào đầu thế kỷ thứ XX
Anh Quốc vẫn duy trì quyền kiểm soát trên lãnh vực đối ngoại của Canada theo đạo luật liên minh, do vậy việc cường quốc nầy tuyên chiến vào năm 1914 tự động đưa Canada vào Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Các quân nhân tình nguyện được đưa đến Mặt Trận Phía Tây và sau đó trở thành một phần _của Quân Đoàn Canada._Quân đoàn đóng một vai trò quan trọng trong trận cao điểm Vimy và các hoạt động giao chiến khác trong cuộc chiến.Trong số xấp xỉ 625.000 người Canada phục vụ trong chiến tranh thế giới thứ nhất,có khoảng 60.000 bị tử trận và 173.000 bị thương. Khủng hoảng tòng quân năm 1917 nổ ra khi Thủ Tướng Bảo thủ Robert Borden cho tiến hành nghĩa vụ quân sự cưỡng bách,bất chấp sự phản đối dữ dội của người Québec Pháp ngữ. Cuộc khủng hoảng nầy,cùng với các tranh chấp về các trường tiếng Pháp bên ngoài Québec,tạo ra hố ngăn cách sâu sắc với người Canada Pháp ngữ và chia rẻ tạm thời Đảng Tự Do.Chính phủ Liên Minh Borden bao gồm cả nhiều người Tự do Anh ngữ,đã giành được chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 1917. Năm 1919 Canada gia nhập hội Quốc Liên với tư cách độc lập khỏi Anh.Quy chế Westminster 1931 xác nhận tình trạng độc lập của Canada.
Cuộc Đại khủng hoảng tại Canada vào đầu thập niên 1930,kinh tế bị suy thoái,khiến toàn quốc gặp cảnh gian khổ,Ba ngày sau khi Anh Quốc tuyên chiến với Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai,chính phủ tự do của Thủ Tướng William Lyon Mackenzie King tuyên chiến với Đức một cách độc lập. Các đơn vị lục quân Canada đầu tiên đến Anh vào tháng 12 năm 1939. Quân Canada đóng vai trò quan trọng trong nhiều trận chiến then chốt trong trận đại chiến,gồm có Trận Dieppe năm 1942,Đồng Minh xâm chiếm Ý,đổ bộ Normandie, trận Normandie,và trận Scheldt vào năm 1944. Canada cung cấp nơi tị nạn cho quân chủ Hà Lan khi quốc gia nầy bị Đức chiếm đóng,và được người Hà Lan tín nhiệm vì có đóng góp lớn vào việc giải phóng quốc gia nầy khỏi Đức Quốc Xã. Kinh tế Canada bùng nổ trong chiến tranh khi mà các ngành công nghiệp của quốc gia sản xuất,các trang thiết bị quân sự cho Canada,Anh quốc,Trung quốc và Liên Xô. Mặc dầu có một cuộc khủng hoảng tòng quân khác tại Québec vào năm 1944,song Canada kết thúc chiến tranh với một quân đội lớn và kinh tế mạnh.
VI - CANADA Thời Hiện Đại
Khủng hoảng tài chính trong Đại suy thoái khiến cho Quốc gia tự trị Newfoundland từ bỏ chính phủ chịu trách nhiệm vào năm 1934 và trở thành một thuộc địa vương thất do một Thống đốc Anh cai trị. Sau hai cuộc trưng cầu dân ý gây cấn vào năm 1948,người dân Newfoundland bỏ phiếu chấp thuận gia nhập Canada vào năm 1949 với địa vị là một tỉnh.
Tăng trưởng kinh tế thời hậu chiến của Canada là sự kết hợp các chính sách của các chính phủ tự do kế tiếp nhau,dẫn đến hình thành một bản sắc Canada mới,biểu thị thông qua việc chấp thuận Quốc kỳ Lá phong hiện nay vào năm 1965,thi hành song ngữ (tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1969,và lập thể chế đa nguyên văn hóa chính thức vào năm 1971. Các chương trình dân chủ xã hội cũng được tiến hành,chẳng hạn như Medicare (bảo hiểm y tế) kế hoạch trợ cấp Canada,và cho vay sinh viên Canada,song chính phủ các tỉnh,đặc biệt là tại Québec và Albert, phản đối nhiều chương trình trong số đó vì nó xâm phạm đến phạm vi quyền hạn của họ.
Một loạt các hội nghị hiến pháp khác dẫn đến kết quả Là hiến pháp Canada đoạn tuyệt với Anh Quốc vào năm 1982,đồng thời tạo thành Hiến Chương Canada về Quyền lợi và tự do. Năm 1999,Nunavut trở thành phần lãnh thổ thứ ba của Canada sau một loạt đàm phán với chính phủ Liên Bang.
Đồng thời, Québec trải qua các biến đổi xã hội và kinh tế sâu sắc do cách mạng yên tỉnh trong thập niên 1960,sản sinh ra một phong trào dân tộc chủ nghĩa hiện đại. Mặt trận giải phóng Québec (FLQ) cấp tiến kích động khủng hoảng tháng mười với một loạt đánh bom và bắt cóc vào năm 1970. Đảng người Québec ủng hộ chủ quyền đã đắc cử trong cuộc tuyển cử tại Québec năm 1976.Họ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thất bại về chủ quyền-liên kết vào năm 1990. Điều nầy dẫn đến việc hình thành khối người Québec tại Québec và cổ **vũ Đảng cải cách Canada tại Tây bộ Canada. Một cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì,**được tiến hành vào năm 1995,kết quả là chủ quyền bị từ chối với đa số mỏng manh năm 1997.Tối cao Pháp Viện phán quyết rằng ly khai đơn phương của một tỉnh là điều vi hiến, và nghị viện Canada thông qua đạo luật Rõ Ràng (Clarity Act) phát thảo các điều khoản về một xuất phát điểm đàm phán từ Liên minh.
Ngoài vấn đề chủ quyền của Québec,một số cuộc khủng hoảng làm náo động xã hội Canada vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1980.Chúng gồm có chuyến bay 182 của Air India phát nổ vào năm 1985,vụ mưu sát hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Canada. Thảm sát trường Bách Khoa Ecole vào năm 1989, một vụ xả súng vào đại học với mục tiêu là các nữ sinh,và khủng hoảng Oka năm 1990 là diễn biến đầu tiên trong một loạt các xung đột bạo lực giữa chính phủ Và đám thổ dân. Canada tham gia vào chiến tranh vùng vịnh năm 1990 với vị thế là một phần trong lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo,và hoạt động trong một số sứ mạng UNFROFOR tại Nam Tư cũ. Canada cử quân đến Afghanistan vào năm 2001, song từ chối tham gia cuộc xâm chiếm Iraq do Hoa kỳ dẫn đầu vào năm 2003. Năm 2009, kinh tế Canada chịu tổn thất trong Đại Suy Thoái toàn cầu,song đã phục hồi một cách khiêm tốn.Năm 2011,các lực lượng của Canada tham gia vào cuộc can thiệp do NATO dẫn đầu trong nội chiến Libya.
Kết luận: Sự hình thành nên đất nước Canada,phần lãnh thổ cuối cùng tại vùng Bắc Mỹ ,nếu tính theo thời gian thì việc lập quốc của đất nước nầy là rất dài.Những người thực dân đến khai thác vùng đất Canada (Bắc bán cầu) cũng kể từ lúc mà Vương Quốc Anh và Pháp thành lập các thuộc địa dọc theo các vùng lãnh thổ Đại Tây Dương vào giữa thế kỷ thứ 15.Sau cuộc cách mạng của Hoa kỳ,lãnh thổ giữa Canada và Hoa kỳ được phân chia ranh giới hẳn hòi.Người Canada không làm một cuộc cách mạng như người Mỹ,mà chấp nhận làm vùng đất thuộc địa dưới sự bảo trợ của Đế quốc Vương quốc Anh.Và có thể nhờ vậy mà lãnh thổ Canada được bảo vệ toàn vẹn,khỏi bị nạn xâm lăng của người Mỹ.Tính lại,Canada chỉ vừa mới được độc lập hoàn toàn không phải chịu ảnh hưởng từ người Anh vào khoảng giữa thập niên 1990 của thế kỷ 20 vừa qua. Canada gia nhập khối thịnh vượng chung của Vương quốc Anh, được hình thức tổ chức xã hội là một chế độ “QUÂN CHỦ LẬP HIẾN” chịu ảnh hưởng bởi vương quyền nhà vua Anh.Đó là những điều đặc biệt mà chúng ta nhìn thấy từ một quốc gia có bề dày lịch sử vừa rất dài ngang tầm với nước Mỹ,nhưng cũng lại rất ngắn đối với nền độc lập,tự chủ trên phương diện quốc gia./.
(Tất cả các chi tiết được ghi lại bên trên trong vấn đề tìm hiểu sự hình thành nên đất nước Canada ngày nay,đều dựa vào tài liệu từ Wikipia trên mạng xã hội).
Viết xong, ngày 18 tháng 8 năm 2024. Phan công Thạnh